Chăn nuôi cá sấu lâm vào tình cảnh xấu

Thời gian qua lượng da cá sấu và cá sấu con sống xuất khẩu đang có dấu hiệu đi xuống. Sau một thời gian chống chọi tìm đầu ra cho sản phẩm, một số doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu ở TP.HCM đã phải chuyển hướng kinh doanh.

da cá sấu
Xử lý sản phẩm trong xưởng sản xuất thành phẩm từ da cá sấu của một trang trại nuôi cá sấu ở Củ Chi, TP.HCM.  Ảnh:  T.Đ

Chật vật đầu ra

Ông Tăng Hùng - chủ trang trại cá sấu Phước Hiệp ở Củ Chi, TP.HCM cho biết, trước nhiều áp lực về vốn, đầu ra thị trường nội địa hiu hắt trong khi xuất khẩu hạn hẹp, ông đành cho đóng cửa trang trại và chuyển hướng kinh doanh.

Tương tự, ông Nguyễn Trường Quốc (ngụ ở Bình Chánh, TP.HCM) cũng từng có một trang trại nhỏ nuôi cá sấu gia công cho các công ty da. Tuy nhiên, thời gian gần đây do nguồn vốn eo hẹp trong khi đầu ra khó khăn, các đơn hàng ít dần và giá thành giảm mạnh khiến ông bị thua lỗ nặng nên vừa quyết định tạm ngừng nuôi cá sấu và chuyển qua nuôi heo. Ông Quốc cho biết, vì nuôi gia công nên nguồn vốn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp lúng túng chưa tìm được đầu ra, người dân nuôi gia công sẽ chịu lỗ.

Theo số liệu thống kê từ Chi cục Kiểm Lâm (Sở NNPTNT TP.HCM), hiện nay số lượng cá sấu nước ngọt được nuôi trên địa bàn các quận, huyện thành phố đã lên đến gần 160.000 con. Trong khi đó bình quân hàng năm TP.HCM chỉ xuất khẩu có hơn 20.000 con cá sấu và xuất bán nội địa hơn 30.000 con cá sấu nước ngọt, tức còn dư tới 110.000 con. Trong lĩnh vực xuất khẩu da cũng gặp tình trạng tương tự khi mà từ đầu năm đến giờ, sản lượng da cá sấu xuất khẩu chỉ được 610 tấn, đạt... 1,5% kế hoạch xuất khẩu đề ra cả năm 2015 của TP.HCM.

Lý giải về điều này, ông Lâm Tùng Quế - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (Chi cục Kiểm Lâm TP.HCM) cho biết, thực chất các doanh nghiệp Việt Nam có thực lực, vấn đề chính là đầu ra của sản phẩm vẫn chỉ thu hẹp với 3 thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp phía Trung Quốc đã ngừng thu mua cá sấu. Thị trường đã khó, các doanh nghiệp còn đối mặt với vấn nạn phải cạnh tranh gay gắt với các thương lái Trung Quốc khi họ hạ giá thành và thu mua cá sấu sống hàng loạt qua con đường tiểu ngạch.

Cần đầu tư cho công nghệ thuộc da

Theo ông Đào Văn Đang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, cái khó của các doanh nghiệp Việt Nam chính là phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó ở thị trường sản phẩm chế biến sâu, thuộc da thì công nghệ thuộc da của ta còn non yếu. Ông Vang cho biết, hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam đã nhập công nghệ thuộc da từ Ý về với mong muốn nâng cao chất lượng các sản phẩm da cá sấu trong nay mai.

Trước những khó khăn của các doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu ở thành phố, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cũng đã có tích cực đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ như ngoài việc xuất khẩu còn tìm cách đẩy mạnh thị trường tiêu thụ nội địa; hỗ trợ về kỹ thuật, mỹ thuật, vốn cũng như tham gia các hội chợ thương mại để tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.

Bên cạnh việc xuất khẩu da thành phẩm và cá sấu sống, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu sử dụng toàn bộ chế phẩm từ cá sấu. Hiện tại Công ty Cá sấu Hoa Cà đã nghiên cứu tận dụng thành công xương cá sấu để nấu cao chữa bệnh xương thủy tinh.

Ông Tôn Thất Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Cá sấu Hoa Cà cho biết, vừa qua ông cùng các đồng nghiệp đã sang Mỹ báo cáo kết quả chữa bệnh xương thủy tinh từ cao cá sấu và mong rằng chuyến đi này sẽ là bệ phóng tìm hướng đi mới cho các sản phẩm cá sấu của công ty trong tương lai. 

Báo Dân Việt, 03/06/2015
Đăng ngày 04/06/2015
Trần Đáng – Thảo Xanh
Nuôi trồng

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 09:25 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 09:25 03/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 09:25 03/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:25 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 09:25 03/12/2024
Some text some message..