Chất chiết lá cách đề kháng bệnh gan thận mũ trên cá tra

Cá tra là thủy sản xuất khẩu chủ lực của nhiều địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, sự thâm canh cá tra đã dẫn đến bùng phát dịch bệnh trên diện rộng và tỷ lệ tử vong cao.

Lá cách
Lá cách giúp cá tra kháng được các bệnh

Để hạn chế dịch bệnh trong thủy sản, nhiều chất chiết thảo dược ứng dụng trong phòng và trị bệnh động vật thủy sản cho thấy kết quả rất khả quan vì chúng có tính kháng khuẩn, kháng stress, đồng thời kích thích sự tăng trưởng, thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch cho cá.

Lá cách giúp cá tra tăng đề kháng

Nghiên cứu mới đây của Bùi Thị Bích Hằng và Trần Thị Tuyết Hoa (2021) cho thấy chất chiết từ lá cách (hay còn gọi là Vọng Cách, Bọng Cách) có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch đề kháng lại bệnh gan thận mũ trên cá tra.

Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức trong 8 tuần, sau đó cá được cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. để đánh giá tỷ lệ sống, hệ thống miễn dịch trên cá tra.

- Nghiệm thức 1: Không bổ sung chất chiết lá Cách - NT1

- Nghiệm thức 2: bổ sung 2% (theo khối lượng khô) chất chiết lá Cách với nhịp bổ sung 2 tuần/tháng (tuần 1, 2, 5 và 6 - NT2).

- Nghiệm thức 3: 2% chất chiết lá Cách trong 4 tuần liên tục (tuần 1, 2, 3 và 4 -NT3)

Sau 8 tuần bổ sung lá cách, kết quả cho thấy cá ở các nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá cách theo các chu kỳ khác nhau đều gia tăng đáp ứng miễn dịch so với nhóm đối chứng.

Chu kì bổ sung chất chiết láẢnh hưởng của chu kì bổ sung chất chiết lên hoạt tính đại thực bào của cá tra

Cá tra giống ăn thức ăn có bổ sung chất chiết lá cách theo các chu kỳ khác nhau cho thấy có sự gia tăng các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch bao gồm hoạt tính lysozyme, hoạt tính bổ thể và hoạt tính đại thực bào so với nhóm đối chứng, đặc biệt là nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá theo nhịp Cách khoảng 2 tuần.

Sau 8 tuần thí nghiệm, mật độ bạch cầu đơn nhân của cá ở các nghiệm thức dao động từ 38,04 đến 45,01 × 103 tế bào/mm3. Các nghiệm thức được bổ sung lá Cách đều có mật độ bạch cầu đơn nhân cao hơn và cao nhất ở NT 2 (45,01 × 103 tế bào/mm3) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. 

Sau 8 tuần thí nghiệm, các nghiệm thức được bổ sung chất chiết lá Cách đều có họat tính đại thực bào (46,39 – 52,3 %) đạt giá trị cao hơn nghiệm thức đối chứng (41,67%). Trong đó nghiệm thức 2 đạt giá trị cao nhất (52,3 %). 

Cá nhiễm vi khuẩn E. ictaluri có dấu hiệu bơi lờ đờ, vây có dấu hiệu tưa rách, xuất huyết nhẹ, bụng trương nhẹ. Bên trong xoang bụng có dịch, gan, thận và tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ li ti.

Cá tra nhiễm vi khuẩnCá tra nhiễm vi khuẩn E. ictaluri (đốm trắng li ti xuất hiện trên gan thận cá)

Ở các nghiệm thức bổ sung chất chiết lá Cách cho thấy sự tăng cường miễn dịch và thể hiện rõ ràng nhất thông qua tỉ lệ chết của cá, cá ăn thức ăn bổ sung chiết lá Cách theo nhịp 2 tuần/tháng cũng thấp hơn đối chứng chỉ có 28,6% (NT2), 33,3% (NT3) thấp hơn nhiều so với đối chứng 70%.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ chết của cá cảm nhiễmBiểu đồ thể hiện tỉ lệ chết của cá cảm nhiễm sau 8 tuần thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm chỉ ra bổ sung 2% chất chiết lá Cách theo nhịp 2 tuần/tháng có khả năng tăng cường sức khỏe của cá và bảo vệ cá kháng lại vi khuẩn E. ictaluri là tốt nhất.

Kết quả từ nghiên cứu góp phần xây dựng quy trình phòng ngừa bệnh gan thận mũ trên cá tra hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh, năng cao nâng suất, tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Đăng ngày 09/11/2022
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 04:51 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 04:51 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 04:51 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 04:51 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:51 15/11/2024
Some text some message..