Chất giàu humic bảo vệ mạnh mẽ sự sống của cá

Các nhà khoa học Israel đã có hàng loạt các nghiên cứu về tác dụng bảo vệ của các hợp chất giàu humic trên cá chép. Qua đó cho thấy đây là một phụ gia có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ sự sống và kích thích hệ thống miễn dịch của cá với các vi khuẩn gây bệnh.

Chất giàu humic bảo vệ mạnh mẽ sự sống của cá
Chất giàu humic bảo vệ mạnh mẽ sự sống của cá

Theo xu hướng hiện nay, việc bổ sung các hợp chất có nguồn gốc acid hữu cơ vào thức ăn giúp động vật thủy sản tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn và hoạt động miễn dịch đang nổi lên một cách nhanh chóng. Một trong số đó là axit humic, một hợp chất theo các nghiên cứu trước đó cho thấy có khả năng giúp cá tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên, nâng cao khả năng kháng stress và duy trì tốc độ tăng trưởng khi có những điều kiện bất lợi của môi trường xảy ra.

Axit humic

Axit humic là một thành phần chính của các chất humic, đó là những hợp chất hữu cơ quan trọng trong đất, than bùn, than đá... Nó được tạo ra bởi sự phân hủy các chất hữu cơ sinh học.

humic acid, humic acid trên cá, humic trên cá, miễn dịch của cá, nguyên liệu thủy sản

Phần lớn các chất humic được khai thác từ các vùng trầm tích ngoài tự nhiên. Và đây được xem là một nguyên liệu hết sức dồi dào trên trái đất.

Nghiên cứu này nhằm gây nhiễm thực nghiệm với Aeromonas salmonicida sp và Salmonicida trên cá chép (Cyprinus carpio L.) khi cá được cho ăn bổ sung các hợp chất giàu chất humic khác nhau.

Điều này đã làm giảm tỉ lệ nhiễm bệnh của cá. Cụ thể, trong nhóm cá tiếp xúc với (i) nước và bùn thải giàu humic từ hệ thống tuần hoàn, (ii) axit humic tổng hợp, và (iii) chiết xuất giàu chất humic có nguồn gốc từ Leonardite (than bùn), tỉ lệ nhiễm bệnh giảm xuống còn 14,9%, 17,0 % và 18,8%, tương ứng, so với tỷ lệ nhiễm 46,8% trong nhóm cá đối chứng không được bổ sung humic vào thức ăn.

humic acid, humic acid trên cá, humic trên cá, miễn dịch của cá, nguyên liệu thủy sản
Leonardite (than bùn)

Một loạt các thí nghiệm bổ sung đã được thực hiện để kiểm tra hiệu quả của các thành phần giàu humic đối với sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Môi trường nuôi cấy lỏng bổ sung bằng nước giàu humic từ hệ thống tuần hoàn, axit humic tổng hợp hoặc chiết xuất giàu chất humic từ than bùn đã làm giảm 41,1%, 45,2% và 61,6% tăng trưởng của vi khuẩn so với môi trường không có các chất humic.

Cuối cùng, trong một thí nghiệm thứ ba, người ta phát hiện ra rằng mặc dù hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cá chép không bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc của chúng với các chất giàu humic, nhưng hệ miễn dịch tiếp thu của chúng đã được kích thích. Cá đã tiếp xúc với các hợp chất giàu humic cho thấy các mức kháng thể cao hơn so với các loại cá chép đã được miễn dịch không tiếp xúc với nhiều nguồn chất humic khác nhau.

Những kết quả trên chứng minh được rằng humic acid hoặc cá hợp chất giàu humic là một phụ gia có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ sự sống và kích thích hệ thống miễn dịch của cá với các vi khuẩn gây bệnh.

Xem báo cáo gốc

Đăng ngày 12/02/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 09:27 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 12:02 09/09/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 12:04 08/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 12:04 08/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 12:04 08/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 12:04 08/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 12:04 08/10/2024
Some text some message..