Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ là loài không có cơ quan miễn dịch. Ảnh: tomgiongsieuviet.vn

Hệ thống miễn dịch mang chức năng quan trọng 

Để tôm chống chọi được với mầm bệnh thì hệ miễn dịch của tôm đóng vai trò chủ yếu. Không giống như những loài động vật có xương sống, các đáp ứng miễn dịch của tôm vẫn còn chưa phát triển, không có khả năng ghi nhớ và chỉ  đáp ứng một cách tự nhiên.  

Hệ thống miễn dịch của tôm là một hệ thống tự nhiên, không đặc hiệu, tức là bất kỳ tác nhân lạ nào cũng được phản ứng lại y như nhau và không có khả năng ghi nhớ. Bao gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch, cả hai cơ chế cùng giúp đỡ nhau trong việc đào thải và loại bỏ sinh vật lạ gây hại cho tôm. 

Chức năng của hệ thống miễn dịch là duy trì tính cá thể sinh học, do đó, hoạt động chính của nó là phân biệt và loại bỏ tất cả các vật chất lạ khỏi các mô tôm. 

Vì không có phản ứng miễn dịch cụ thể chống lại các tác nhân lây nhiễm nên chúng đã phát triển một hệ thống phòng thủ không đặc hiệu phức tạp, hiệu quả và phát triển (miễn dịch bẩm sinh) bao gồm: 

- Rào cản vật lý: Bộ vỏ bao phủ bên ngoài và màng dinh dưỡng  bao quanh khối thức ăn để bảo vệ biểu mô của hệ tiêu hóa. 

- Phản ứng tích cực: Được cấu thành bởi cơ chế cầm máu, phản ứng tế bào và dịch thể. Phản ứng của tế bào được trung gian bởi các tế bào máu (tế bào hoạt động miễn dịch tuần hoàn), chúng có khả năng gây độc tế bào và giao tiếp giữa các tế bào tạo điều kiện thuận lợi cho các chức năng đông máu, nhận biết, thực bào, hắc tố hóa, hình thành nốt sần và đóng gói. 

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm 

Chất kích thích miễn dịch là các hợp chất hóa học được bổ sung làm tăng sức đề kháng của tôm, chống lại các bệnh do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Trong công tác phòng bệnh, chất kích thích miễn dịch tạo ra một hàng rào bảo vệ cho vật nuôi chống lại các tác nhân gây bệnh.  

Tôm thẻ bị bệnh tấn côngSức đề kháng của tôm tăng sẽ chống lại được các bệnh gây thiệt hại. Ảnh: Tuy Hòa Chợ

Nucleotide và Beta-Glucan là những chất được xem là có trển vọng nhất trong việc làm cho hệ miễn dịch của tôm trở nên mạnh mẽ. 

Hiện nay, thảo dược cũng được xem là một trong những chất kích thích miễn dịch vừa tiết kiệm lại có hiệu quả cao. Nhiều hợp chất có nguồn gốc thực vật được tìm thấy có tác dụng kích thích miễn dịch rõ nét trên tôm nuôi. 

Một số loài thảo dược có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tôm 

Cây Picrorrhiza (Thuộc họ Hoa mõm sói) 

Chúng là loại thảo mộc điển hình trong việc chống stress, kích thích miễn dịch cho tôm. 

Cây me rừng 

Có hoạt tính chống ôxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm, chất amla trong quả me chứa lượng lớn Vitamin C cũng được xem là một chất kích thích miễn dịch. 

Cây cỏ gà 

Tác dụng chống lại virus đốm trắng ở tôm sú là công dụng của chúng. Giúp tôm sú giảm tới 40% tỷ lệ chết do virus đốm trắng gây ra. 

Một số loài cây khác

Tỏi, trà xanh, gừng và cỏ mực, sầu đâu,da hoa,.. cũng đã được chứng minh là những chất kích thích miễn dịch hữu hiệu cho tôm ở các nước châu Á. 

Cây me rừngCây me rừng 

Khi nào nên bổ sung chất kích thích hệ miễn dịch 

Vào các thời điểm dưới đây, bà con nên bổ sung chất kích thích hệ miễn dịch cho tôm: 

Khi tiến hành các hoạt động có thể gây stress hoặc có tác động xấu tới sức khỏe của  tôm như: kéo lưới đánh bắt tôm trước khi thu hoạch, khi thay đổi nhiệt độ môi trường, tập cho ấu trùng tôm ăn thức ăn nhân tạo. 

Mức độ phơi nhiễm bệnh gia tăng đã biết trước (chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh) 

Các giai đoạn phát triển được xem là nhạy cảm với tác nhân gây bệnh như hậu ấu trùng và lột xác của tôm, giai đoạn thành thục sinh dục. 

Khi kết hợp với kháng sinh, chất kích thích miễn dịch sẽ làm tăng khả năng trị bệnh thành công. Tuy nhiên, chất kích thích miễn dịch có đặc tính là phòng bệnh, được sử dụng như một tác nhân để tạo ra một hàng rào phòng vệ nên hạn chế khả năng bị nhiễm bệnh.  

Nếu sử dụng ở giai đoạn bệnh đang trầm trọng, chất kích thích miễn dịch có thể trở thành một tác nhân gây nhiễm bệnh trên tôm, làm cho bệnh trở nên trầm trọng thêm. 

Chất kích thích hệ thống miễn dịch ở tôm được xem như một loại bổ sung dưỡng chất cho tôm phát triển tốt hơn, vì vậy định kỳ nên lựa chọn loại và thời gian bổ sung phù hợp. Điều này giúp tôm có thể nhanh chóng đạt sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Đăng ngày 29/03/2024
Mây @may
Nguyên liệu
Bình luận
avatar

Protein từ vi nấm làm thức ăn cho tôm

Một nghiên cứu mới cho thấy tôm được cho ăn chế độ ăn trong đó bột cá được thay thế một phần bằng mycoprotein PekiloAqua của Enifer phát triển nhanh hơn và khỏe mạnh hơn so với chế độ ăn được cho ăn thông thường.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 25/07/2024

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 12:01 01/07/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 09:37 26/06/2024

Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho sử dụng kháng sinh.

Tôm thẻ
• 10:43 10/06/2024

Lợi ích khi lựa chọn tôm giống cải tiến gen

Ngành nuôi tôm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc nuôi tôm không phải lúc nào cũng suôn sẻ, khi các vấn đề như bệnh tật, điều kiện môi trường, và hiệu suất tăng trưởng vẫn là những thách thức lớn đối với người nuôi. Trong bối cảnh đó, tôm giống cải tiến gen xuất hiện như một giải pháp tiềm năng mang lại nhiều lợi ích vượt trội.

Tôm giống
• 16:07 27/07/2024

Giải oan cho loài cá xấu xí nhất thế giới

Trên thế giới không hiếm sinh vật biển nổi tiếng nhờ ngoại hình xinh đẹp; thế nhưng đối với trường hợp của loài cá Blobfish thì cá biệt hơn bởi chúng gây chú ý với nhiều người nhờ vào vẻ ngoài “có một không hai” của mình.

Cá giọt nước
• 16:07 27/07/2024

Thủy sản nuôi trồng tăng 4,1% và khai thác tăng 1%

Báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác chưa giảm được theo kế hoạch tuy nhiên tỷ lệ tăng đã thấp hơn nuôi trồng; cụ thể sản lượng nuôi trồng tăng 4,1% còn khai thác chỉ tăng 1%.

Tàu cá
• 16:07 27/07/2024

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 869,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.727,1 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Cá biển
• 16:07 27/07/2024

Kích thích hệ miễn dịch cho tôm nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nào?

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tôm thẻ
• 16:07 27/07/2024
Some text some message..