Chật vật nuôi tôm xuất khẩu

Môi trường xuống cấp, dịch bệnh hoành hành, giá thành sản xuất tăng cao, thiếu vốn khiến người nuôi tôm trong nước đang gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu tôm trên thế giới ngày càng sụt giảm, đặc biệt có nước dựng rào cản kỹ thuật đối với tôm Việt Nam.

chat vat tom xuat khau
Chế biến tôm thiếu nguyên liệu, vấp rào cản kỹ thuật.

Rủi ro tôm bệnh, ao đầm bỏ trống

Từ hai năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm vẫn tiếp diễn theo chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, sáu tháng đầu năm 2012, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là gần 40 nghìn ha, chiếm 6,49% tổng diện tích thả nuôi. Ở một số vùng nuôi tôm trọng điểm như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… đều có diện tích nuôi tôm bị bệnh gia tăng so với năm ngoái. Tại Bạc Liêu, diện tích nuôi tôm chân trắng bị bệnh tăng 1.630%. Tại Cà Mau, diện tích tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại tăng 362%, diện tích tôm sú nuôi quảng canh bị bệnh tăng 1.653%.

Chúng tôi tìm đến ông Đỗ Minh Bắc, ấp Hòa Trung, xã Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, là một trong những nông dân nuôi tôm giỏi của tỉnh Sóc Trăng từ nhiều năm nay, để mong tìm ra nguyên nhân tại sao số phận con tôm phải lận đận đến như vậy.

Chậm rãi nhưng rõ ràng, ông Bắc giải thích: “Nguyên nhân nhiều lắm chú à. Đầu tiên là thời tiết bất lợi, môi trường nuôi ngày càng xấu đi. Nông dân thiếu vốn, làm ao không đến nơi đến trốn. Nuôi nhỏ lẻ, con giống bắt đại để thả”. Tuy nhiên, ông Bắc khách quan nhìn nhận: “Kể ra, nông dân mình cũng hơi tham. Làm thắng một vụ, lại muốn mở rộng làm tiếp, nhưng lại không nắm rõ được kỹ thuật”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nuôi tôm có vốn đầu tư ít nhưng cho giá trị cao hơn nuôi cá. Tuy nhiên nuôi tôm lại đòi hỏi quy trình, kỹ thuật nghiêm ngặt hơn nuôi cá. Ông Lưu Thống Nhứt, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng cho biết, chỉ cần trúng 60% diện tích nuôi tôm là người nuôi có thể hòa và thắng. Vì vậy, diện tích nuôi tôm tăng nhanh trong những năm trước nên khi dịch bệnh thì thiệt hại cũng rất lớn. Ông Nhứt giải thích: “Mầm bệnh có thể bay trong không khí và chỉ cần một con tôm mắc bệnh là có thể lan sang cả ao tôm”. Chính vì vậy, nuôi tôm đòi hỏi người nông dân phải nắm chắc kỹ thuật và bảo đảm quy trình nghiêm ngặt.

Những năm trước đây, ông Đỗ Minh Bắc nuôi từ năm đến sáu héc ta, nhưng sau cho bớt các con nuôi nên năm 2011, ông chỉ nuôi 3ha tôm. Ông Bắc nói: “Năm ngoái chú cũng lời được hơn một tỷ đồng. Năm nay cũng làm được. Nhưng căn bản từ những năm trước làm được nên chú cũng có tích lũy để đầu tư cải tạo ao nuôi nên mới được”. Những giải thích của ông Bắc đã giúp chúng tôi hiểu tại sao trong khi nhiều hộ nuôi tôm lao đao vì dịch bệnh, nhiều diện tích nuôi trồng bị bỏ trống thì ông Bắc và các con mình vẫn trúng đậm.

Không may mắn như ông Đỗ Minh Bắc, ông Lưu Thống Nhứt nuôi tôm thuộc hàng “đại gia” ở Sóc Trăng nhưng hai năm qua bị thiệt hại rất lớn. Những năm trước chính con tôm đã giúp ông vươn làm giàu. Tính đến thời điểm này, ông Nhứt đã đầu tư 300 ha nuôi tôm, sau đó ông đầu tư tiếp một nhà máy chế biến thức ăn cho nuôi trồng thủy sản và nếu mọi việc “xuôi chèo, mát mái”, ông dự định xây thêm một nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.

Nhưng nuôi càng nhiều, thiệt hại càng lớn. Ước tính hai năm qua dịch bệnh đã khiến ông Nhứt thiệt hại từ 50 tỷ đến 60 tỷ đồng. Doanh nghiệp của ông cũng thuộc loại lớn sử dụng khá nhiều lao động. Lúc thấp nhất cũng có 300 lao động, thời điểm cao nhất số lao động lên tới 500 đến 700 người.

Nuôi tôm quy mô lớn nên ông Nhứt đã phải vay thế chấp tại ngân hàng khoảng 50 tỷ đồng mỗi năm để có được doanh thu 100 tỷ đồng/năm. Lãi suất đi vay nay đã giảm xuống 15%/năm, nhưng “sau hai năm thất bát, số lời tích lũy trước đây đến giờ phút này đã dần cạn. Nếu vụ tôm này mà tôi thất bát tiếp thì coi như về con số 0”, ông Nhứt than thở.

Chính vì vậy, sắp đến ngày phải trả nợ cho ngân hàng nên ông Nhứt rất mong ngân hàng cho giãn nợ, đáo hạn nếu không số tiền đi vay sẽ trở thành nợ xấu. Nếu vậy ông sẽ phải tạm dừng sản xuất, cắt giảm nhân công, mà họ lại là những người nông dân đã gắn bó với ông nhiều năm.

Tuy nhiên trong thời gian chờ tín hiệu từ phía ngân hàng thì đến giờ phút này, ông Nhứt đã từ bỏ dự định đầu tư nhà máy chế biến tôm xuất khẩu để chuyển sang nuôi cá trình. Ông Nhứt nói: “Không thể dồn trứng vào một giỏ, vì con tôm rủi ro lắm”. Cuối cùng, ông Nhứt chỉ mong người nuôi tôm được đối xử như những người nuôi cá, heo, gà…, tức là được ngân hàng giãn nợ cho 24 tháng. Ông Nhứt nói: “Nhà nước đã cho con cá, con gà, con heo giãn nợ tối đa 24 tháng, nhưng lại không có con tôm”.

Chật vật “vượt biên”

Trong khi giá thành nuôi tôm tăng 15 - 25 %, thì giá tôm nguyên liệu bán cho các nhà máy chế biến lại giảm từ 40-50%. Theo tính toán, giá thành sản xuất tôm chân trắng loại 50 con/kg năm nay là 75 nghìn đồng, trong khi năm 2011 chỉ là 60 nghìn đồng. Giá thành sản xuất tôm sú cỡ 40 con/kg là 80 nghìn đồng/kg trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ mất từ 65 nghìn – 70 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, hồi tháng 1-2012, tôm sú nguyên liệu cỡ 30/40 con/kg tại Cà Mau bán được khoảng 155 nghìn – 195 nghìn đồng/kg thì đến tháng 6-2012, giá giảm chỉ còn 110 nghìn – 120 nghìn đồng/kg.

Diện tích nuôi trồng bị thu hẹp khiến các doanh nghiệp chế biến bị thiếu tôm nguyên liệu. Ông Hà Hữu Tri – Phó giám đốc Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) cho biết, hai năm qua con tôm ở Sóc Trăng gặp nhiều dịch bệnh nên công ty gặp khó về nguyên liệu đầu vào. Người nông dân vừa thiếu vốn, vừa thiếu cả kỹ thuật nên diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh bỏ trống nhiều. Ông Tri nói: “Đôi lúc chúng tôi phải nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Thái Lan hoặc phải đi ra các tỉnh ngoài để thu mua vì chúng tôi mới chỉ bảo đảm được một phần ba nguyên liệu”.

Theo VASEP, sáu tháng đầu năm 2012, nhập khẩu tôm nguyên liệu vào Việt Nam tăng mạnh. Chẳng hạn, lượng tôm sơ chế đông lạnh Thái Lan XK sang Việt Nam tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.860 tấn. Trong khi giá tôm thành phẩm xuất sang hai thị trường lớn là Nhật Bản và Mỹ giảm mạnh, do nguồn cung lớn trong khi nhu cầu lại yếu đi. Con tôm Việt Nam cũng vất phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá so với tôm của Indonesia và Ấn Độ. Chẳng hạn, nửa đầu năm 2012, tại Mỹ, giá tôm sú HLSO cỡ 16/20 xuất xứ Việt Nam dao động ở mức từ 6,50 - 6,85 USD/pao. Trong khi đó, giá tôm cùng cỡ xuất xứ Indonesia chỉ từ 5 – 6,40 USD/pao. Tại Nhật Bản, giá tôm sú HLSO Việt Nam cỡ 16/20 dao động từ mức 23 – 27 USD/block 1,8kg, luôn cao hơn so với giá bán tôm cùng cỡ của Ấn Độ (từ 21 – 22,5 USD/block 1,8kg).

Theo giải thích của VASEP, dịch bệnh cùng với chi phí đầu vào tăng đã tạo áp lực lớn, đẩy giá thành sản xuất tôm Việt Nam lên cao. Trong khi người nông dân và doanh nghiệp thiếu vốn cho sản xuất do tín dụng bị thắt chặt, chi phí kiểm nghiệm chất lượng lô hàng tăng cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của con tôm Việt Nam khi xuất khẩu. Bị cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường thế giới khiến lợi nhuận của các DN chế biến tôm xuất khẩu bị sụt giảm đáng kể.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu cũng làm sụt giảm doanh số bán tôm của Việt Nam. Sáu tháng đầu năm 2012, XK tôm của Việt Nam sang EU giảm 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 108 triệu USD. Tương tự, XK tôm sang Trung Quốc cũng đang có xu hướng giảm.

Nhưng đó chưa phải là rào cản lớn nhất đối với con tôm Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài. Hồi giữa tháng 5, Nhật Bản – thị trường nhập khẩu tôm lớn và ổn định của Việt Nam, bất ngờ “dựng” hàng rào kỹ thuật, chính thức kiểm tra hàm lượng Ethoxyquin (chất bảo quản, chống oxy hóa) trong sản phẩm tôm NK từ riêng Việt Nam (không áp dụng với các nước khác) với tần suất 30% và mức giới hạn tối đa chỉ là 0,01ppm (10 ppb).

Trong khi Ethoxyquin là chất được phép sử dụng trong bảo quản bột cá (thành phần chính của thức ăn chăn nuôi) ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với mức dư lượng từ 75 – 150ppm. Theo khảo sát của một DN có tới 50% thức ăn nuôi tôm trên thị trường có hàm lượng trên ngưỡng 10ppb. Rõ ràng đây là một rào cản lớn đối với tôm Việt Nam. Việc kiểm tra Ethoxyquin đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động XK tôm của Việt Nam, làm tăng chi phí của DN. Ngay cả các nhà NK tôm Nhật Bản cũng mất thêm chi phí và thời gian cho công tác kiểm tra ở nước họ. Sản phẩm tôm Việt Nam đang bị mất đi khá nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản, hiện được coi là thị trường trọng điểm duy nhất duy trì mức tăng trưởng dương trong NK tôm trong sáu tháng qua.

Ông Hà Hữu Tri cho biết, vốn không phải là vấn đề lớn đối với STAPIMEX, yếu tố thị trường mới là quan trọng. STAPIMEX chủ yếu xuất tôm sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Nhưng hồi tháng 5, Nhật Bản bất ngờ kiểm tra dự lượng chất Ethoxyquin trong tôm Việt Nam và Ấn Độ. Trong khi chất này đối với thị trường Mỹ và châu Âu lại không có khuyến cáo gì. “Lúc đầu phía Nhật mới chỉ kiểm tra 30% nhưng nay họ yêu cầu kiểm tra 100% sản phẩm tôm của chúng tôi nên rất khó khăn”. Và để chủ động ứng phó với tình hình mới, “công ty cũng khuyến cáo bà con nuôi tôm nên cho tôm ăn 10 tiếng trước khi thu hoạch thì chất này sẽ hết”, ông Hà Hữu Tri nói.

Trên vai trò Tổng thư ký VASEP, ông Trương Đình Hòe nhận định, Nhật Bản là thị trường quan trọng của con tôm Việt Nam, giá trị XK tôm sang nước này đạt khoảng 60 triệu USD/tháng. Tuy nhiên, Nhật Bản lại đang quy định mức kiểm tra dư lượng Ethoxyquin quá thấp 0,01ppm đối với các sản phẩm tôm Việt Nam, không những ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số XK tôm sang thị trường này, mà còn gây tâm lý lo ngại cho cộng đồng DN thủy sản Việt Nam.

Ông Hòe cho biết: “nhiều DN hiện nay rất e dè khi XK tôm sang Nhật Bản”. Theo Tổng cục Hải quan, XK tôm tháng 8-2012 sang Nhật Bản đã giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. “Vì vậy, nếu không sớm tháo gỡ rào cản Ethoxyquin, XK tôm trong hai tháng tiếp theo sang thị trường này sẽ tiếp tục giảm mạnh”, ông Hòe dự báo.

Hiện nay, lượng dự trữ bột cá và bột đạm NK từ Peru và Nhật Bản trong nước còn nhiều. Hàm lượng Ethoxyquin trong số bột cá và bột đạm này từ 200 – 600 ppm. Như vậy, nguy cơ tồn dư hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm là khó tránh khỏi.

Dẫn kinh nghiệm của một số DN nuôi tôm XK tại Bến Tre, VASEP khuyến cáo các hộ nuôi tôm: “Trước khi thu hoạch tôm năm ngày, nghỉ cho tôm ăn một ngày và trong bốn ngày sau đó cho ăn thức ăn với hàm lượng Ethoxyquin ở mức 0,05 ppm thì tôm nguyên liệu sẽ không có tồn dư chất này”. Theo ông Hòe, “đây là giải pháp cơ bản và lâu dài”.

Để có thể thuyết phục được Nhật Bản thay đổi quyết định đối với Ethoxyquin, ông Trương Đình Hòe cho rằng, Việt Nam phải căn cứ vào những nỗ lực cải thiện tình hình sản xuất tôm trong nước để đàm phán. Với quy định về hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm ở mức thấp và các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất và XK tôm, Việt Nam sẽ có cơ sở hơn để đề nghị Nhật Bản tăng mức dư lượng Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam. VASEP cũng đề xuất Chính phủ tiếp tục cử đoàn sang đàm phán với Chính phủ Nhật Bản để tháo gỡ rào cản này.

Mặt khác, Tổng cục Thủy sản cũng cần rà soát lại danh mục sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, công bố danh sách thức ăn nuôi tôm không chứa Ethoxyquin và khuyến cáo người nuôi áp dụng quy trình cho ăn có thể hạn chế tồn dư Ethoxyquin trong tôm nguyên liệu, chỉ đạo đơn vị liên quan có trách nhiệm lấy mẫu kiểm tra và quy định ngưỡng Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm.

báo Nhân Dân
Đăng ngày 22/09/2012
Nuôi trồng

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:04 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:04 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:04 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:04 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:04 25/04/2024