Chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp

Nếu người nuôi biết tận dụng và chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp thì sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế, vẫn đảm bảo được lợi ích kinh tế của người nuôi cá. Bài viết cung cấp kỹ thuật chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp.

Chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp
Chế biến thức ăn cho cá từ các sản phẩm nông nghiệp giúp bà con giảm chi phí nuôi và tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương

 Các sản phẩm nông nghiệp chế biến thức ăn cho cá


- Cám gạo: Đây là nguồn phụ phẩm rẻ và nhiều từ xay xát lúa gạo. Trong cám gạo hàm lượng đạm dao động từ 8 - 10 %. Cám gạo sau khi nghiền cần phơi khô dưới nắng nhẹ, sau đó để nguội và bảo quản để chế biến dần làm thức ăn cho cá.


- Hạt đậu tương: Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng chủ yếu trong thành phần thức ăn của cá, nó quyết định phần lớn đến chất lượng thức ăn do chứa hàm lượng đạm cao từ 45 - 50 %.


- Ngô hạt: Đây là nguồn nguyên liệu có hàm lượng tinh bột cao, lượng đường thấp, hàm lượng đạm từ 8 - 13%. Ngoài ra trong hạt ngô còn chứa các nguyên tố vi lượng và khoáng chất như các vitamin B1, vitamin PP...


- Sắn khô: Là nguồn nguyên liệu nhiều và dễ kiếm, giá thành rẻ và là thành phần chính làm tăng độ kết dính của thức ăn khi phối trộn. Sắn được xay nhỏ, phơi khô để bảo quản dùng dần.

- Các loại rau xanh: Gồm lá sắn, rau ăn các loại như rau muống, lá su hào, bắp cải...là các sản phẩm chứa nhiều khoáng chất, đạm thực vật và các loại vitamin...

- Cá tạp: Có hai nguồn cá tạp là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển. Tuy nhiên, hiện nay người dân sử dụng chủ yếu là cá biển. Có thể kể một số nhóm cá chủ yếu sau: nhóm cá cơm, cá nục, cá trích, cá liệt, cá chỉ vàng,… Thành phần đạm các loại cá tạp dao động từ 44,1% (như đầu cá nục, đầu cá trích…) đến 69,2% (như cá hố, cá cơm…). Hàm lượng khoáng của nhóm đầu cá khá cao (22 - 23,4%) trong khi ở cá tạp nguyên con là 11,5 - 16,9%.

Chất đạm đóng vai trò quan trọng nhất trong thành phần hóa học của thức ăn. Chất đạm từ cá được động vật thủy sản tiêu hóa rất tốt (>90%), cung cấp đầy đủ các acid min cần thiết cho cá nuôi. Hàm lượng chất béo của các loại cá tạp không khác nhau nhiều, dao động trong khoảng từ 15,3 - 19,3. Cá tạp là nguồn cung cấp các acid béo cần thiết và năng lượng trong thức ăn cho cá.

Lưu ý: Các sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biến thức ăn cho cá phải được bảo quản an toàn không bị ẩm và nấm mốc gây hại. Những sản phẩm đã bị nấm mốc cần phải thải loại không được dùng để chế biến thức ăn cho cá và nuôi gia súc, gia cầm nhằm phòng tránh ngộ độc cho vật nuôi.

2- Tỷ lệ phối trộn thức ăn cho cá.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho cá phát triển tốt, đạt chất lượng cao, người nuôi cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của cá, trong đó nhu cầu chất đạm từng giai đoạn phát triển rất quan trọng. Việc sử dụng các chất cung cấp tinh bột như cám, tấm, mì lát… phải trong giới hạn, dùng quá nhiều cá sẽ không tiêu hóa hết, tích luỹ trong cơ thể dưới dạng mỡ hoặc thải ra ngoài làm ô nhiễm môi trường nuôi. Ngoài ra để tăng cường sức khỏe cho đàn cá cần bổ sung thêm vitamin (1 - 2%), đặc biệt là vitaminC. 


(*) có thể thay thế bột cá bằng cá tạp theo tỷ lệ lượng cá tạp = lượng cá bột x 4

Tuỳ điều kiện của nông hộ mà áp dụng các phương thức chế biến khác nhau. Tuy nhiên việc nấu chín các nguyên liệu là cần thiết, đặc biệt là cám, bột sắn vì sẽ làm gia tăng độ tiêu hoá thức ăn, giảm lượng phân thải vào môi trường.

- Đối với những ao có nuôi cá trắm cỏ thì các sản phẩm thực vật như lá sắn, lá chuối non, các loại rau và các loại cỏ có thể cho ăn trực tiếp không cần qua khâu chế biến.

3- Các bước tiến hành chế biến thức ăn cho cá.

- Kiểm tra nguyên liệu trước khi chế biến, loại bỏ các sản phẩm bị mối mọt, nấm mốc.

- Cân, nghiền và phối trộn đều các nguyên liệu với nhau.

+ Cân các loại nguyên liệu sau khi đã nghiền nhỏ như cám gạo, ngô, sắn khô, đậu tương, rau xanh (và cá tạp nếu có) theo tỷ lệ định trước như phần trên sau đó phối trộn đều.

+  Sau khi đã nghiền nhỏ và phối trộn đều cần tiến hành nấu chín thức ăn, để nguội sau đó làm nhỏ thức ăn hoặc ép thành viên và cho cá ăn. Thức ăn chín giúp cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.

+ Phương pháp cho cá ăn: Tuỳ theo mật độ cá thả có trong ao mà có thể cho cá ăn từ 2 - 4 lần/ngày. Nên cho cá ăn ở một vị trí cố định trong ao. Thường xuyên kiểm tra thức ăn của cá nếu không hết cần giảm số lần cho cá ăn và số lượng thức ăn nhằm tiết kiệm nguồn thức ăn và đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi do thức ăn thừa phân huỷ.

Ngoài phương pháp chế biến và sử dụng thức ăn cho cá như trên, người nuôi cần bổ sung một lượng nhỏ vitaminC vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá. Vitamin C có thể ở dạng viên rời hoặc viên nén đóng vỉ có bán tại các hiệu thuốc. Lượng vitaminC dùng khoảng từ 1,5 - 2g/1kg thức ăn. Mỗi tháng nên cho cá ăn bổ xung vitamin C một lần, mỗi lần cho cá ăn từ 3 - 5 ngày. Khi cho cá ăn cần nghiền nhỏ vitaminC thành bột mịn và trộn đều với thức ăn đã nấu chín.

Trên đây là các bước chế biến nguồn thức ăn trực tiếp cho cá, ngoài ra cần kết hợp tạo nguồn thức ăn gián tiếp cho cá bằng định kỳ bón phân chuồng hoai mục và phân vô cơ như đạm, lân,ka ly và vôi bột nhằm tạo nguồn thức ăn thuỷ sinh cho cá.

Sử dụng nguồn thức ăn được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp như trên có thể giúp người nuôi cá tiết kiệm được được từ 30 - 40 % kinh phí so với thức ăn công nghiệp mà cá vẫn lớn nhanh và ít bị bệnh.

KN Cam Lộ
Đăng ngày 11/04/2018
Nguyễn Thị Trà Lý

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:17 25/06/2024

Nuôi rươi cùng với trồng lúa: Hiệu quả kép

Rươi, một loại đặc sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng bởi hương vị độc đáo mà còn bởi giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Nuôi rươi kết hợp với trồng lúa là một mô hình nông nghiệp sáng tạo, đem lại hiệu quả kép cho người nông dân.

Rươi
• 09:49 24/06/2024

Tạo môi trường đáy tốt cho tôm vào mùa mưa

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, mùa mưa luôn mang đến nhiều thách thức. Môi trường nước và đáy ao biến đổi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Vì vậy, việc tạo môi trường đáy ao tốt cho tôm vào mùa mưa là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này Tép Bạc sẽ giúp người nuôi hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp cụ thể để duy trì đáy ao tốt cho tôm trong mùa mưa.

Thăm nhá tôm
• 08:00 24/06/2024

Dùng muối tắm cho cá tầm mang lại lợi ích gì?

Việc tắm muối cho cá tầm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cá, giúp chúng loại bỏ ký sinh trùng, giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch. 

Cá tầm
• 10:05 20/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 14:59 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 14:59 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 14:59 26/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 14:59 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:59 26/06/2024
Some text some message..