Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Sử dụng chế phẩm sinh học là sự bổ sung thức ăn sinh vật sống có tác dụng có lợi cho vật chủ qua việc cải tiến cân bằng vi sinh vật. Cải thiện sức khỏe sinh vật chủ, cải thiện môi trường, giảm mầm bệnh, giảm sử dụng hóa chất và kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm. Ảnh minh họa: Internet

 Sử dụng chế phẩm sinh học là công đoạn phổ biến hiện nay trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên cần biết và hiểu được tác dụng, tiêu chuẩn, hiệu quả của một số loài vi sinh vật (probiotics) để có hướng sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Bài viết sau đây xin giới thiệu bạn đọc những loại chế phẩm vi sinh được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Những loại chế phẩm vi sinh được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản:

- Chế phẩm cải thiện sức khỏe sinh vật

- Chế phẩm cải tạo môi trường

- Chế phẩm ức chế tác nhân gây bệnh

- Cơ chế cải thiện sức khỏe

Cung cấp dinh dưỡng cho vật chủ: Vi khuẩn Bacteroides và Clostridium sp. Cung cấp axít béo và vitamin cho vật chủ: Vi khuẩn Agrobacterium sp., Pseudomonas sp., Brevibacterium sp., Microbacterium sp… cung cấp dinh dưỡng cho vật chủ.

Tham gia vào quá trình tiêu hóa của vật chủ: Một số loài vi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hóa của loài hai mảnh vỏ (Bivalvia) bằng cách tiết ra các enzyme ngoại bào như protease, lipase. Hệ vi sinh vật cung cấp enzyme cho quá trình tiêu hóa của tôm Penaeus chiensis.

Tăng cường đáp ứng miễn dịch: Kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu. Cho cá Hồi ăn vi khuẩn Clostridium batyricum có thể làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu chống nhiễm do vi khuẩn Vibrio. Bacillus sp. có thể làm tăng hoạt động của hệ miển dịch tế bào và miễn dịch dịch thể của tôm sú.

Kháng virus: Các dòng vi khuẩn Pseudomonas sp., Vibrio sp., Aeromonas sp., và Corynebacterium sp. phân lập từ trại giống cá hồi có thể chống nhiễm virus IHNV (Infectious hematopoietic necrosis virus). Hai dòng vi khuẩn Vibrio spp. NICA 1030 và NICA 1031 phân lập từ trại giống tôm sú có thể kháng virus IHNV và OMV (On- corhynchus masou virus).

Cơ chế cải thiện chất lượng môi trường:

Vi khuẩn Bacillus spp. làm giảm chất hữu cơ của nước.

Vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter (nitrate hóa), Planctomycete, Candidatus (anammox) làm giảm NH3 và NO2-

Vi khuẩn Pseudomonas, Acidothiobacillus, Thioalkalivibrio, Rhodobacter, Beggiatoa Chromatium làm giảm H2S

Cơ chế ức chế tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng tiết ra nhiều chất ức chế vi sinh vật khác như: difficidin, oxydifficidin, bacitracin, bacillin, bacilomycin, bacilysin…Vi khuẩn Lactobacillus reuteri tiết ra chất kháng khuẩn reuterin. Một số loài khác: Thalassobacter utilis, Pseudomonas I2 tiết ra chất ức chế vi khuẩn Vibrio. Vi khuẩn Probiotics cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống làm giảm vi khuẩn gây bệnh.

Tiêu chuẩn của chế phẩm sinh học

- Là một sản phẩm sống, duy trì ổn định và tồn tại lâu dài để được sử dụng sau này trong điều kiện lưu trữ và điều kiện ngoài hiện trường.

- Không mang mầm bệnh và độc tố

- Tạo ra tác dụng có lợi trên vật chủ

- Có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường và ruột của vật chủ.

- Hiệu quả của chế phẩm sinh học

- Hiệu quả của chế phẩm sinh học được khẳng định ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc sản xuất trong nhà (hệ thống tuần hoàn)

- Ở quy mô sản xuất ở hiện trường, hiệu quả của chế phẩm sinh học chưa rõ ràng do có nhiều yếu tố tác động ngoài ý muốn.

- Chế phẩm sinh học không quyết định mà chỉ góp phần thành công trong sản xuất.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng chế phẩm vi sinh

Sử dụng loại chế phẩm vi sinh có chất lượng tốt (thương hiệu uy tín)

Sử dụng định kỳ trong suốt vụ nuôi sử dụng liên tục không ngắt quảng.

Không sử dụng cùng với thuốc kháng sinh.

Không dùng các chất khử trùng khi sử dụng chế phẩm sinh học. 

Mật rỉ đường được chứng minh sử dụng trong thủy sản mang lại nhiều lợi ích khi kết hợp với men vi sinh. Thông thường, sử dụng 1 gói vi sinh làm giống kết hợp 5 kg mật đường cùng với 50 lít nước, tiến hành ủ ít nhất 4 - 10 tiếng, sau đó có thể sử dụng tạt xuống ao. Đối với ao nuôi thâm canh, nên định kỳ sử dụng 3 - 5 ngày/lần, ao bán thâm canh 5 - 7 ngày/lần và ao siêu thâm canh có thể 1 - 3 ngày/lần. Thời điểm bón tốt nhất thời gian trời mát (8 - 10 giờ sáng; 16 - 18 giờ chiều, không bón trời đang mưa và từ 13 - 15 giờ chiều).

TTKN Bà Rịa Vũng Tàu
Đăng ngày 17/07/2018
Trọng Hoàng

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:17 25/06/2024

Nuôi rươi cùng với trồng lúa: Hiệu quả kép

Rươi, một loại đặc sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng bởi hương vị độc đáo mà còn bởi giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Nuôi rươi kết hợp với trồng lúa là một mô hình nông nghiệp sáng tạo, đem lại hiệu quả kép cho người nông dân.

Rươi
• 09:49 24/06/2024

Tạo môi trường đáy tốt cho tôm vào mùa mưa

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, mùa mưa luôn mang đến nhiều thách thức. Môi trường nước và đáy ao biến đổi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Vì vậy, việc tạo môi trường đáy ao tốt cho tôm vào mùa mưa là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này Tép Bạc sẽ giúp người nuôi hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp cụ thể để duy trì đáy ao tốt cho tôm trong mùa mưa.

Thăm nhá tôm
• 08:00 24/06/2024

Dùng muối tắm cho cá tầm mang lại lợi ích gì?

Việc tắm muối cho cá tầm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cá, giúp chúng loại bỏ ký sinh trùng, giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch. 

Cá tầm
• 10:05 20/06/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 12:11 01/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:11 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 12:11 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 12:11 01/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 12:11 01/07/2024
Some text some message..