Chiến lược cho ăn hiệu quả trong nuôi cá rô phi

Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi được nuôi trong lồng ở Brazil. Nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả và tiết kiệm chi phí nuôi.

Chiến lược cho ăn hiệu quả trong nuôi cá rô phi
Có chiến lược cho ăn giúp người nuôi cân bằng giữa trăng trưởng và FCR. Ảnh minh họa: fishingbooker

Lượng thức ăn và số lần cho ăn

Cá bột thường được cho ăn thức ăn dạng bột với lượng thức ăn hàng ngày từ 30 – 20% trọng lượng cơ thể, chia thành 6 đến 8 bữa mỗi ngày. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi giới tính, khi cá đạt khoảng 1 gram, lượng thức ăn hàng ngày giảm xuống còn 12 – 15% trọng lượng cơ thể, chia thành 5 – 6 lần cho ăn mỗi ngày. Ngày nay, thức ăn có kích thước từ 0,3 - 0,8 mm có thể được sử dụng trước đó trong giai đoạn chuyển đổi giới tính. Khi cá phát triển, kích thước viên thức ăn tăng lên, mức protein trong chế độ ăn và tỷ lệ cho ăn hàng ngày và số lần cho ăn giảm dần.

 thức ăn cho cá rô phi, nuôi cá rô phi, cá rô phi, quản lý thức ăn, nuôi cá

Hình 1: Một ví dụ về lượng thức ăn cho cá rô phi.

Liên quan đến khoảng cách giữa các lần cho ăn, hai nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá rô phi từ 150 - 180 gram ở nhiệt độ nước 28oC mất 4 - 5 giờ để làm trống một nửa lượng dạ dày của chúng, tạo đủ chỗ trong dạ dày để chứa bữa ăn tiếp theo. Cá được cho ăn cứ sau hai giờ bị quá tải dạ dày và cuối cùng không tiêu hóa hay đồng hóa thức ăn tốt. Cá càng lớn, tốc độ tiêu hóa thức ăn càng chậm. Do đó, cá rô phi có trọng lượng từ 500 - 800 gram sẽ mất hơn 4 - 5 giờ để làm trống một nửa dạ dày của chúng. Do đó, trong khoảng thời gian từ 06:00 - 18:00 - trong khoảng 12 giờ - sẽ rất lý tưởng khi cung cấp tối đa 3 lần ăn cho cá có trọng lượng 150 -200 gram và chỉ có 2 lần cho cá 800 gram trở lên.

Cân bằng giữa tăng trọng và tỉ lệ chuyển đổi thức ăn

“Càng ăn nhiều, cá sẽ có trọng lượng tăng nhiều hơn, nhưng nó cũng làm tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR).” Đây là một nguyên tắc cơ bản của quản lý thức ăn mà người nuôi cá phải ghi nhớ. Mối quan hệ giữa tiêu thụ thức ăn, tăng trưởng và FCR cũng đã được quan sát thấy ở nhiều loài cá khác. Do đó, người nuôi cá rô phi nên tìm cách cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng và FCR để đảm bảo lợi ích kinh tế. Đối với cá nhỏ - dưới 100 - 200 gram - nông dân nên ưu tiên tăng trưởng và cho cá ăn ba đến bốn lần mỗi ngày để gần với mức bão hòa.

Sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu giúp giảm thời gian cá bị săn mồi (bởi côn trùng và chim nhỏ trong giai đoạn cá bột, và bởi những con chim và dơi lớn hơn trong giai đoạn cá giống và cá con). Ngoài ra, khi cá có trọng lượng lên đến 100 - 200 gram, FCR vẫn không chiếm nhiều trong chi phí sản xuất cuối cùng, vì chỉ một lượng nhỏ thức ăn được sử dụng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hơn 80% thức ăn sẽ được tiêu thụ trong giai đoạn từ 200 gram đến khi cá đạt trọng lượng thu hoạch (>1 kg). Để cân bằng tăng trọng và chuyển đổi thức ăn trong giai đoạn này, cá càng lớn người nuôi cần kiểm soát chặt lượng thức ăn không cho ăn dư.

Kích thước viên lý tưởng

Cá rô phi có khả năng lọc các hạt nhỏ (vi tảo phù du và vi sinh vật) có trong nước nuôi. Mặc dù cá rô phi có thể đặt những viên kích thước lớn vào miệng, nhưng cuối cùng chúng gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, vì cá rô phi không có răng để nghiền nát những viên như vậy. Nhiều nhà sản xuất tin rằng các viên càng lớn, cá rô phi càng tốn ít năng lượng. Nhưng nó không hoạt động như thế. Viên quá lớn không được tiêu thụ ngay lập tức. Thay vào đó, chúng được giữ bên trong miệng cá thức ăn được làm ẩm, làm mềm và tiêu thụ từ từ. Điều này dẫn đến một số lựa chọn các hạt thức ăn được ăn, và có sự tiếp xúc lâu hơn của các viên thức ăn với môi trường nước dẫn đến việc mất đáng kể các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước - chẳng hạn như vitamin B và vitamin C, protein, axit amin tự do, khoáng chất và carbohydrate. Một nghiên cứu của Azaza et al (2010) đã xác định đường kính viên tối ưu cho cá rô phi con là từ 3 - 20 gram. Viên thức ăn nên trong khoảng 23 - 28% chiều rộng của miệng cá sẽ tối đa hóa việc tăng trọng và hiệu quả cho ăn trong nuôi cá rô phi. Mặc dù những con cá lớn nhất được đánh giá trong nghiên cứu đó chỉ có 20 gram, tuy nhiên đối với cá rô phi có kích thước lớn hơn thì mối quan hệ giữa kích thước viên lý tưởng và chiều rộng miệng không nên thay đổi quá nhiều.  

thức ăn cho cá rô phi, nuôi cá rô phi, cá rô phi, quản lý thức ăn, nuôi cá

Hình 2: Kích thước (đường kính) lý tưởng của thức ăn viên cho cá rô phi có trọng lượng khác nhau, được điều chỉnh từ nghiên cứu được thực hiện bởi Azaza et al (2010), trong đó kích thước viên tốt nhất được xác định ở mức 23 - 28% (trung bình 25%) chiều rộng miệng của miệng cá rô phi.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với người nuôi cá rô phi. Bài viết tiếng anh trên Aquaculturealliance.org.

Đăng ngày 29/08/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:06 14/03/2025

Bệnh đốm trắng ở tôm: Cần lưu ý điều gì để phòng rủi ro?

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Bệnh do virus gây ra, có tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để hạn chế rủi ro, người nuôi cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đốm trắng trên tôm
• 09:41 13/03/2025

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng: Do tảo, môi trường hay vi khuẩn Vibrio?

Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Bệnh này có thể gây thiệt hại đáng kể nếu không được kiểm soát kịp thời. Để có biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả, người nuôi tôm cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong số các yếu tố tác động đến bệnh phân trắng, ba nguyên nhân chính thường được nhắc đến là tảo độc, môi trường ao nuôi và vi khuẩn Vibrio.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 12/03/2025

Những tác hại từ độ đục nước ao nuôi

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm chính là độ đục của nước ao. Độ đục cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ cản trở quá trình quang hợp của tảo, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao nuôi, cho đến làm suy giảm chất lượng nước, gây bệnh cho tôm. Dưới đây là những tác hại chính của nước ao bị đục và cách khắc phục tình trạng này.

Ao nuôi tôm
• 09:49 06/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 02:25 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 02:25 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 02:25 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 02:25 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 02:25 17/03/2025
Some text some message..