Chợ đầu mối thủy sản Đà Nẵng tạm thời không cho vào mua hàng lẻ

Chợ đầu mối phải làm thẻ riêng cho những người thường xuyên vào mua bán tại chợ, tạm thời không cho người dân, khách vãng lai vào chợ mua hàng.

Chợ đầu mối thủy sản
Đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe tiểu thương trước khi vào Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.

Sau khi thành phố Đà Nẵng tạm thời phong tỏa một số chợ, đồng thời triển khai cấp thẻ vào chợ cho từng hộ dân, người dân đổ dồn về Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang để mua hải sản. Ban Quản lý cảng cá và âu thuyền Thọ Quang đã phải làm thẻ riêng cho tiểu thương, những người thường xuyên vào mua bán tại chợ, tạm thời không cho người dân, khách vãng lai vào chợ mua hàng lẻ để kiểm soát dịch bệnh.

Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là nơi cung cấp hải sản cho các nhà hàng, khách sạn, các chợ trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Do chợ chỉ tập trung họp chủ yếu vào ban đêm, từ 10h đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, nên ít người đến mua hàng.


Kiểm tra thẻ tất cả mọi người vào Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.

Ông Phạm Trung Thành, Phó Trưởng Ban Quản lý cảng cá và âu thuyền Thọ Quang cho biết, khi một số chợ trên địa bàn bị phong tỏa và thành phố cấp thẻ vào các chợ dân sinh, người dân đến mua hải sản tại chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang rất đông, khó kiểm soát. Để đảm bảo an toàn, đơn vị đã cấp thẻ ra vào chợ cho tiểu thương và những người chuyên mua hàng sỉ bỏ lại tại các chợ trên địa bàn.

Theo ông Phạm Trung Thành, trước mắt, người dân và khách vãng lai đến mua hải sản không được vào chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang. Đơn vị cũng đã cấp thẻ ra vào cho toàn bộ thương nhân và tiểu thương trong chợ, các tiểu thương không có thẻ sẽ không được vào. Đối với khách mua lẻ, không được mua bán nhằm thực hiện tốt giãn cách trong chợ. Để thực hiện tốt, Đơn vị, phối hợp với công an, biên phòng huy động lực lượng kiểm soát chặt lượng người ra vào.


Từ ngày 19/8, người có thẻ do Ban quản lý cảng cá và âu thuyền Thọ Quang cấp mới được vào Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.

Thực hiện giãn cách xã hội, Ban Quản lý cảng cá và Âu thuyền Thọ Quang đã tận dụng tất cả mặt bằng trống, vỉa hè tại chợ để bố trí chỗ cho người bán có khoảng cách. Trước đó, cán bộ y bác sĩ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Y tế quận Sơn Trà thức trắng đêm lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho hơn 2.400 nhân viên tại Ban quản lý và ngư dân, tiểu thương tại chợ, kết quả 100% mẫu xét nghiệm âm tính.

Bà Lê Thị Liệu, tiểu thương Chợ đầu mối Thủy sản Thọ Quang ủng hộ Ban quản lý cấp thẻ ra vào, hạn chế người dân, khách vãng lai vào chợ. Theo bà Liệu, trước đây chưa có thẻ, từ ngày có dịch Covid-19 Ban quản lý chợ mới cấp thẻ. Theo đó, chỉ có người có thẻ mới được vào chợ giao dịch và chỉ bán cho khách buôn".


Trong thời gian chống dịch Covid-19, Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang tạm thời chỉ bán hàng sỉ cho các đầu mối, không bán hàng lẻ để hạn chế dân vào chợ.

Tại âu thuyền Thọ Quang, hàng ngày có hàng trăm lượt phương tiện ra vào bán cá. Ban Quản lý cảng cá và âu thuyền Thọ Quang phối hợp với Đồn biên phòng Sơn Trà phân các luồng ra vào, một luồng đi riêng cho xe tải ra vào cảng cá và một luồng cho tiểu thương vào chợ đầu mối. Hàng ngày, tại các chốt kiểm soát ra vào đều có lực lượng Biên phòng, Công an, nhân viên Ban Quản lý cảng cá kiểm tra. Các đơn vị cũng hỗ trợ cho tàu bốc dỡ nhanh hải sản, sớm rời cảng sau khi hoàn thành việc bốc dỡ; hạn chế tối đa thuyền viên lên bờ.


Một góc Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.    

Thượng tá Trần Hữu Thanh, Ðồn trưởng Ðồn Biên phòng Sơn Trà, Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng cho biết: Đơn vị tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp trong đó, đơn vị triển khai các chốt trên cầu cảng của các cá. Đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân đeo khẩu trang, giãn cách, thực hiện nghiêm qui định về phòng chống dịch. Ý thức của nhân dân cũng đã chấp hành tốt về biện pháp phòng chống dịch.

VOV
Đăng ngày 26/08/2020
Đình Thiệu
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:18 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:18 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:18 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 07:18 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 07:18 21/12/2024
Some text some message..