Cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả?

Rất nhiều hướng dẫn liên quan nội dung sử dụng hiệu quả thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao… được trình bày từ các giảng viên Trường Đại Học ngành thuỷ sản, cán bộ Viện Nghiên Cứu thuỷ sản, kỹ sư Công Ty sản xuất thức ăn thuỷ sản, nuôi tôm chuyên nghiệp, kỹ sư chuyên ngành thuỷ sản…

Thức ăn tôm
Hiện nay, có nhiều loại thức ăn trên thị trường. Ảnh: Tép Bạc

Vấn đề chung khi sử dụng thức ăn cho tôm

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp một số vấn đề cho người nuôi tôm làm sao sử dụng thức ăn, cách cho tôm ăn hiệu quả nhất,…

Hiện nay, có nhiều loại thức ăn trên thị trường, khi sử dụng, bà con đánh giá chưa tốt, thông qua các tiêu chí như tôm bắt mồi chậm, màu sắc không phù hợp với đại đa số thức ăn còn lại, mùi không hấp dẫn, kích cỡ viên thức ăn không đồng nhất trong cùng size, viên thức ăn thô, vết cắt ngang không gọn, mau ngấm nước, mau rã khi ngấm nước, thời gian tồn tại trong nước kém. 

Ngoài những vấn đề trên, nhiều bà con chia sẻ rằng, có những loại thức ăn, tôm bắt mồi rất nhanh, tôm ăn nhiều hơn những loại thức ăn khác, nhưng tôm lớn chậm, giảm đầu con chậm… dù hao thức ăn hơn.

Tính hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm ăn được đánh giá qua phát triển, tăng trưởng tôm nuôi hàng tuần, hàng tháng, chu kỳ nuôi, sự triệt để trong sử dụng, tiêu hoá, hấp thu thức ăn của tôm, sức khoẻ và sự đề kháng dịch bệnh của tôm, qua chất lượng môi trường ao nuôi, diễn biến các khí độc trong ao luôn trong mức kiểm soát chủ động. 

Bên cạnh đó, cũng thể hiện qua việc tiết kiệm thức ăn, tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua suốt chu kỳ nuôi tôm có FCR thấp…

Qua đó cũng cho thấy, dù được hướng dẫn tận tình, hiện vẫn có rất nhiều bà con nuôi tôm chưa vận dụng hiệu quả vấn đề sử dụng thức ăn cho tôm ăn vào sản xuất, nuôi tôm thực tế tại Farm nuôi, trang trại nuôi của mình.

Hậu quả của việc vận dụng không hiệu quả việc cho tôm ăn đó là tôm nuôi chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi, tôm phân đàn, sức khoẻ và đề kháng kém, tỷ lệ sống thấp, sản lượng nuôi thấp, kích thước tôm thu hoạch nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn, hệ số chuyển hoá thức ăn FCR cao, giá trị hàng hoá tôm thương phẩm thấp, chi phí sản xuất cao, mô hình không có lợi nhuận.

Cho tôm ănHiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi tôm thể hiện thông qua đặc điểm loại thức ăn sử dụng và cách cho ăn.  Ảnh: Tép Bạc

Mặt khác, cũng cho thấy, tầm quan trọng của vấn đề này trong nuôi tôm hiện nay, bà con nuôi tôm cần quan tâm, cải thiện. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi tôm, thông qua đặc điểm loại thức ăn sử dụng cho tôm, và cách cho tôm ăn hiệu quả.

Định lượng và sử dụng thức ăn cho tôm hiệu quả

Trở lại vấn đề định lượng và sử dụng thức ăn cho tôm hiệu quả. Khi ương tôm, thức ăn công nghiệp cho tôm postlarvae sử dụng trong giai đoạn ương gồm các size dạng bột, dạng mảnh, 1 mm. Sử dụng thức ăn công nghiệp ương tôm, hàm lượng đạm từ 38 – 40%. Ngày thứ 2, sau khi về hồ ương, cho tôm post ăn 7 – 9 lần/ngày định lượng thức ăn cho tôm post ăn 50 - 60g/100.000 post/lần; 5 ngày sau, cho tôm post ăn 300 - 400g/100.000 post/lần; Ngày thứ 10, cho ăn 500 - 600 g/100.000 post/lần; Ngày thứ 15, cho ăn 750 - 800g/100.000 giống/lần; Ngày thứ 20, cho ăn 1-1,5 kg/100.000 giống/lần; Trong giai đoạn này, bà con nên dùng tay cho tôm ăn. 

Giai đoạn nuôi tôm lứa, thời gian nuôi kéo dài 30 ngày. thức ăn cho tôm lứa sử dụng, gồm các size 1.2 mm; 1.4 mm; 1.7 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 42 – 43%, trong giai đoạn này, định lượng thức ăn cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày. Ngày thứ 25, cho ăn 2 - 2,5 kg/100.000 giống/lần. Ngày thứ 30 cho ăn 4 - 6 kg/100.000 giống/lần, lượng ăn trên cần căn cứ thêm trọng lượng tôm nuôi ở thời điểm hiện tại, ước lượng tỷ lệ sống tôm trong ao, sức khoẻ tôm, thời điểm tôm lột xác, chất lượng môi trường, hàm lượng các khí độc, diễn biến thời tiết, khí hậu. Bà con khi cho tôm ăn chủ động điều chỉnh theo thực tế, tăng, giảm lần ăn cho phù hợp, nếu tăng, mỗi lần tăng 300 – 500 g/ngày. 

Ao tômViệc vận dụng không hiệu quả việc cho tôm ăn mang lại nhiều ảnh hưởng xấu cho tôm. Ảnh: Tép Bạc

Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm, thức ăn cho tôm sử dụng gồm các size 1.7 mm; 2.0 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 43 – 45%, trong giai đoạn này, cho tôm ăn 5 – 6 lần/ngày. Canh nhá, sàng ăn, xác định nhu cầu ăn thực tế. Siphon đáy, loại bỏ chất thải ở hố ga, cân trọng lượng thân tôm, ước tỷ lệ sống tôm trong ao, điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn cho tôm. Trung bình, cứ 1 tấn tôm, ăn trung bình 40 kg thức/ngày. Từ giai đoạn nuôi tôm lứa, tôm thương phẩm, nếu tôm khoẻ, trung bình, cứ 1 tấn tôm, cỡ tôm ≥ 100 – ≤ 150 con/kg, ăn trung bình 13 -14 kg/lần (ăn 6 lần/ngày). Tôm cỡ ≤ 100 – ≤ 80 con/kg, ăn trung bình 8-10 kg/lần (ăn 5 lần/ngày). Tôm cỡ ≤ 80 – ≤ 70 con/kg, ăn trung bình 7- 8 kg/lần (ăn 5 lần/ngày). 

Tuỳ theo hàm lượng đạm trong thức ăn, trọng lượng tôm nuôi, cho tôm ăn bằng tay hay sử dụng máy cho tôm ăn mà tỷ lệ cho ăn hàng ngày, lượng ăn hàng ngày thay đổi. Khi thức ăn có hàm lượng đạm thấp (40, 41%), tỷ lệ và lượng ăn hàng ngày cao hơn so với thức ăn có hàm lượng đạm cao (42, 43 %). 

Mô hình nuôi tômTuỳ theo hàm lượng đạm trong thức ăn, trọng lượng tôm nuôi, cho tôm ăn bằng tay hay sử dụng máy cho tôm ăn. Ảnh: Tép Bạc

Cụ thể với 100.000 post, với 3 mốc thời gian nuôi 40; 80 và 120 ngày nuôi. Dùng thức ăn có hàm lượng đạm thấp (40, 41 %), khi cho ăn bằng máy, tỷ lệ cho ăn 8.5%; 3.5% và 2.5%. Với cho ăn bằng tay, tỷ lệ cho ăn lần lượt là 6.5 %; 2.5 % và 2.0 %. Dùng thức ăn có hàm lượng đạm cao (42, 43 %), khi cho ăn bằng máy, tỷ lệ cho ăn 7.0 %; 3.0 % và 2.0 %. Với cho ăn bằng tay, tỷ lệ cho ăn lần lượt là 5.5 %; 2.0 % và 1.5 %. 

Qua đó cho thấy, có sự thay đổi đáng kể tỷ lệ cho tôm ăn giữa 2 phương thức cho tôm ăn bằng tay và cho tôm ăn bằng máy, từ đó thay đổi về lượng thức ăn sử dụng hàng ngày. 

Mặt khác, giữa thức ăn có hàm lượng đạm thấp và thức ăn có hàm lượng đạm cao có sự thay đổi về tỷ lệ cho ăn, hay tỷ lệ cho tôm ăn hàng ngày thấp hơn khi dùng thức ăn đạm cao, và khi cho tôm ăn bằng tay. 

Như vậy, trong quá trình nuôi, bà con cần điều chỉnh tỷ lệ cho tôm ăn hàng ngày theo nhu cầu thực tế, theo thời gian nuôi, theo trọng lượng tôm, theo hàm lượng đạm cụ thể và tuỳ vào phương thức cho tôm ăn bằng tay hay bằng máy chủ động điều chỉnh.

Đăng ngày 11/10/2023
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 20:19 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 20:19 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 20:19 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:19 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 20:19 26/12/2024
Some text some message..