Chống lão hóa từ... phế phẩm tôm

Có tác dụng hạn chế lão hóa mạnh mẽ nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 500 lần Vitamin E và hạn chế hiệu quả quá trình lão hóa, astaxanthin được coi là một hợp chất sinh học quý. Mới đây, nhóm sinh viên Công nghệ thực phẩm trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã tìm ra phương pháp chiết xuất hợp chất này từ phế phẩm đầu tôm, mở ra triển vọng mới trong việc khai thác astaxanthin.

Chống lão hóa từ... phế phẩm tôm
Nhóm nghiên cứu

Đây là công trình đạt giải Nhất giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Bộ năm 2018 vừa qua. Chủ nhân công trình là các sinh viên Nguyễn Đăng Khôi, Huỳnh Hoa Nhi, Hồ Thị Kim Thu, Nguyễn Ngọc Linh và Nguyễn Ngọc Thảo My; trong đó, trừ Hoa Nhi và Kim Thu học năm thứ 4, ba thành viên còn lại đều mới học năm 2 ngành Công nghệ thực phẩm HUTECH.


Nhóm sinh viên HUTECH đạt giải Nhất giải thưởng Sinh viên NCKH cấp Bộ năm 2018.

Tận dụng phế phẩm đầu tôm, hiệu quả kinh tế vượt trội

Với ngành nuôi tôm và chế biến thủy hải sản ở nước ta hiện nay, xử lý các phế phẩm sao cho hiệu quả - vừa tận dụng hết khả năng, vừa bảo vệ được môi trường - đang là một “bài toán khó”. Đó cũng là điểm khởi đầu cho nghiên cứu của nhóm sinh viên HUTECH. Trưởng nhóm Nguyễn Đăng Khôi chia sẻ: “Trong quá trình chế biến, phế phẩm đầu tôm thải ra rất nhiều và thường chỉ được dùng làm thức ăn gia súc. Nhưng trong thành phần của đầu tôm có nhiều protein, ngoài ra còn một thành phần khác có giá trị sinh học và giá trị kinh tế cao hơn nhiều là astaxanthin. Nghề nuôi tôm ở nước ta rất phát triển, nên nếu tận dụng được phế phẩm đầu tôm thu bột đạm thì sẽ có nguồn bột đạm giàu astaxanthin rất dồi dào, vừa đem lại lợi ích kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường”.

Đăng Khôi cho biết, ý tưởng thu bột đạm từ phế phẩm đầu tôm không phải là mới nhưng phương pháp phổ biến hiện nay vẫn là dùng dầu (dầu thực vật, dầu hướng dương,...). Cách làm này khá tốn kém, đồng thời độ hòa tan thấp nên bột đạm thu được thường quá nhiều dầu, khó dùng cho người. Ngược lại, thủy phân với enzyme cho ra sản phẩm tốt hơn nhưng hiệu suất không cao.

Đây chính là thách thức lớn khiến nhóm sinh viên HUTECH phải mày mò tìm kiếm, thử nghiệm rất nhiều lần. Cuối cùng, sau thời gian mày mò nghiên cứu, các bạn phát hiện ra là bên cạnh enzyme protease thì kết hợp với lipase sẽ cho hiệu quả cao vượt trội: sản phẩm thu được nhiều hơn gần gấp ba lần so với dùng protease riêng lẻ. Ngoài ra, theo đánh giá cảm quan, bột đạm thu được từ phương pháp này có cấu trúc mịn hơi xốp, màu đỏ cam sáng, thơm mùi thịt tôm khi nấu chín và có vị ngọt nhẹ dễ chịu. Đây cũng là ưu điểm nổi bật giúp bột đạm thu được dễ dàng sử dụng cho con người.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 05/11/2018
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 09:29 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 09:29 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:29 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 09:29 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 09:29 18/12/2024
Some text some message..