Chủ động đối phó thiên tai, khắc phục thiệt hại do mưa lớn

* Hỗ trợ ba tỉnh: Hà Tĩnh, Long An, Phú Yên phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi, lở mồm long móng * Quảng Nam cấp 25 tỷ đồng bù miễn thủy lợi phí Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ nối với vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông có vị trí hồi 13 giờ chiều 23-7 ở vào khoảng 13,5 - 14,5 độ vĩ bắc; 110,5 - 111,5 độ kinh đông kết hợp với đới gió tây nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực phía nam của giữa Biển Đông và khu vực nam Biển Đông có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái-lan, khu vực giữa và nam Biển Đông có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.

mưa lớn trên diện rộng
Mưa lớn những ngày qua gây ngập úng trên diện rộng tại địa bàn thị xã Đồng Xoài (Bình Phước).

Mực nước sông Đác Nông đang lên, các sông khác ở khu vực Tây Nguyên có dao động nhỏ; các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh và Bình Thuận biến đổi chậm. Tại Nam Bộ, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh; trên sông Tiền tại Tân Châu: 1,85 m; trên sông Hậu tại Châu Đốc: 1,73 m. Dự báo, trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh.

Đến ngày 27-7, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 2,45 m; tại Châu Đốc lên mức 2,15 m. Mực nước sông Đác Nông tiếp tục lên. Ngày 24-7, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có khả năng xuất hiện một đợt lũ nhỏ.

Ba ngày qua, mưa lớn liên tục tại tỉnh Bình Dương, khiến hoạt động khai thác mủ cao-su trên diện tích khoảng 120 nghìn ha của tỉnh đình trệ và gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, mưa nhiều cũng dẫn đến nguy cơ xuất hiện bệnh trên cây cao-su như nấm Corynespora (bệnh vàng lá). Ngày 23-7, Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Bình Phước cho biết, mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng cục bộ tại một số xã, phường trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, đến chiều 23-7, có 47 hộ bị ngập sâu từ 0,5 đến 1,5 m; 180 hộ bị cô lập, do đường bị ngập và 2,8 km đường cấp phối tại phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài bị xói lở. 85,33 ha cây trồng, hàng chục ha ao nuôi cá bị ngập trong nước và có khả năng mất trắng... Ban chỉ huy PCLB các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi tổ chức trực 24/24 giờ tại công trình để phát hiện và xử lý kịp thời sự cố có thể xảy ra, bảo đảm an toàn hồ đập. Từ ngày 20-7 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xảy ra mưa lớn kéo dài kèm theo lốc xoáy mạnh, làm hàng chục căn nhà dân ở các huyện Hồng Dân, Hòa Bình, Đông Hải... bị sập và tốc mái, trong đó huyện Hồng Dân có tám căn nhà dân bị sập đổ hoàn toàn. Hàng nghìn ha lúa hè thu của tỉnh bị sập đổ, riêng hai huyện Hồng Dân và Phước Long có hơn 1.000 ha lúa bị sập đổ, hàng nghìn ha lúa chín rũ nhưng không thể thu hoạch được. Chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả, hỗ trợ những hộ có nhà bị sập và hư hỏng nặng.

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 40 tấn hóa chất Chlorine, 6.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi và dịch bệnh lở mồm long móng. Cụ thể, tỉnh Hà Tĩnh được hỗ trợ 20 tấn hóa chất Chlorine; tỉnh Long An 20 tấn hóa chất Chlorine; Phú Yên 6.000 lít hóa chất Benkocid.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định cấp kinh phí cho Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam, bù miễn thu thủy lợi phí năm 2013 (đợt 2) với số tiền 25 tỷ đồng từ nguồn T.Ư bổ sung có mục tiêu năm 2012 chuyển sang năm 2013 (cấp bù thủy lợi phí), để công ty bù đắp các khoản chi phí do thực hiện miễn thu thủy lợi phí năm 2013.

Tại hồ chứa Ayun hạ (Gia Lai), tình trạng khai thác thủy sản diễn ra phức tạp, dễ gây tổn hại đến chất lượng công trình và tiêu diệt các loại thủy sản quý. Trước thực trạng này, tỉnh đã yêu cầu UBND hai huyện Chư Sê, Phú Thiện và Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi sớm có giải pháp quản lý đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ hợp lý. Các trường hợp đánh bắt cá bằng xung điện, chất kích nổ cần xử lý nghiêm theo pháp luật.

Chủ động ứng phó thiên tai, tỉnh Phú Yên tập trung kiện toàn Ban chỉ huy PCLB, lập phương án ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ", củng cố các tổ, đội xung kích và rà soát lại phương án sơ tán dân tại các vùng ảnh hưởng lũ lụt, sạt lở, lũ quét, triều cường. Tỉnh Hậu Giang vừa chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương và khuyến cáo nhân dân chủ động đối phó thiên tai bất lợi đang diễn ra trên địa bàn. Trong đó, chú trọng đến khâu chống lũ lụt ngập úng, triều cường dâng, sạt lở ven sông, lốc xoáy, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi...

Tại tỉnh Long An, hiện sâu rầy xuất hiện phá hại hơn 24 nghìn ha lúa hè thu đang đẻ nhánh làm đòng, trong đó có hơn 12 nghìn ha bị rầy nâu phá hại với mật độ từ 1.000 đến 3.000 con/m2, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Thủ Thừa, Bến Lức, Tân Trụ, Cần Giuộc và TP Tân An. Trước tình hình nêu trên, ngành nông nghiệp tỉnh tập trung cán bộ kỹ thuật xuống xã chống dịch. Diện tích hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai hiện đạt khoảng 9.000 ha, vượt quy hoạch về phát triển hồ tiêu giai đoạn năm 2020 gần 3.000 ha. Ngoài Chư Sê, Chư Pưh là hai địa phương trọng điểm với khoảng 4.000 ha, những địa phương khác như Chư Prông, Mang Yang, Đác Đoa, Chư Păh, Đức Cơ, người dân đang ồ ạt đua nhau trồng mới, dẫn đến việc cơ cấu cây trồng bị phá vỡ, ảnh hưỏng đến sản xuất và tiêu thụ.

Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vụ nuôi tôm xuân hè năm 2013, toàn tỉnh thả nuôi 2.043 ha, số lượng giống thả hơn 350 triệu con. Tuy nhiên, tính đến ngày 22-7, toàn tỉnh đã có 93,66 ha bị dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi. Tại tỉnh Long An, từ đầu vụ nuôi tôm năm 2013 đến nay, dịch bệnh tôm nuôi diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi. Đến tháng 6, tổng diện tích thiệt hại là 1.670 ha, chiếm 43% so diện tích thả nuôi, trong đó tôm chết do dịch bệnh đốm trắng và có dấu hiệu hoại tử gan tụy là 818,3 ha (chiếm 21% diện tích thả nuôi). Còn tại tỉnh Phú Yên, bệnh lở mồm long móng trên gia súc đã xảy ra tại xã Xuân Quang 3 và xã Xuân Lãnh thuộc huyện Đồng Xuân. Hiện, toàn tỉnh còn chín xã có gia súc mắc bệnh chưa qua 21 ngày.

Ngày 23-7, UBND tỉnh Tiền Giang đã công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo. Sau khi công bố dịch, UBND tỉnh yêu cầu huyện Chợ Gạo huy động toàn bộ nhân lực, vật lực cần thiết thực hiện ngay các biện pháp chống dịch, tiêm phòng vắc-xin cúm A/H5N1 cho đàn gia cầm ở các xã giáp ranh với xã Phú Kiết và Hòa Tịnh.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 24/07/2013
PV VÀ CTV
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:27 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:27 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:27 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:27 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:27 26/11/2024
Some text some message..