Chưa có ràng buộc giữa DN XK thủy sản và người nuôi

Tại Hội nghị kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Chế biến XK thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Trương Dình Hòe, Tổng Thư ký Vasep cho hay, trong thời gian qua Vasep đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa DN và người nuôi thông qua việc thường xuyên trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau giữa Vasep và các Hiệp hội, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh.

xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu tôm

Tuy nhiên, ông Hòe cũng thừa nhận rằng về mặt pháp lý như các chương trình ký hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm thủy sản, hoặc các chương trình hợp tác cụ thể giữa DN và người nuôi cá tra, tôm trong thời gian qua chưa được Vasep đẩy mạnh. Lý do ông Hòe đưa ra là do nhu cầu hợp tác từ hai phía hiện vẫn chưa thể hiện rõ ràng. DN hoặc nông dân có hợp tác với nhau hay không vẫn do chủ quan từ hai phía cân đối kết quả kinh doanh và hiệu quả sản xuất.

Thực tế cho thấy, mặc dù thời gian qua các DN thủy sản gặp nhiều khó khăn về vấn đề nguyên liệu. Có những thời điểm nguồn nguyên liệu chế biến rất khan hiếm, các DN phải tranh mua mới có thể gom được một phần để duy trì sản xuất. Tuy nhiên, cũng có thời điểm nguồn cung các mặt hàng thủy sản thừa nhiều so với nhu cầu của các DN do bà con nông dân tự phát nuôi trồng các mặt hàng thủy sản có giá cao, trong khi không quan tâm nhiều đến các yêu cầu của các DN thu mua chế biến XK.

Ông Hòe cho biết, hiện nay về cá tra, các DN thành viên của Vasep đã tự chủ được khoảng 50-60% nguyên liệu. Các DN ngành tôm cũng đã dần mở rộng được các vùng nuôi đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường NK. Do đó, việc liên kết với nông dân chủ yếu vẫn là dựa trên nhu cầu từ hai phía chứ những ràng buộc về pháp lý như hợp đồng nuôi, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật vẫn chưa phổ biến.

Theo ông Hòe, chủ yếu nhất hiện nay không phải là việc xem xét các DN chế biến XK có hợp đồng ràng buộc với nông dân hay không mà phải có cơ chế làm sao để đảm bảo người dân nuôi trồng thủy sản chắc chắn mua được giống tốt, giảm thiểu thiệt hại về dịch bệnh. Vì những thiệt hại về dịch bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của người nuôi mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các DN chế biến XK.

Được biết, thời gian 1 tháng trở lại đây giá tôm nguyên liệu đang tăng mạnh trở lại vì các thị trường nhập khẩu đang khởi sắc, trong khi đó, sản lượng thu hoạch lại sụt giảm, không đạt như dự kiến ban đầu. Hiện, tôm sú loại 20 con/kg có giá 250.000 đồng/kg, loại 30 con/kg có giá 200.000 – 220.000 đồng/kg, tôm còn sống đang được thương lái mua với giá 300.000 đồng/kg (loại 30 con/kg). Với mức giá cao như ở trên, DN và người nuôi tôm có thể đạt lợi nhuận từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/ha nếu nuôi thành công.

Tuy nhiên, khi hỏi về khả năng tái nuôi của DN và nông hộ, ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cho rằng, dù giá đang ở mức rất cao nhưng bà con nông dân vẫn ngại thả nuôi vì thiếu vốn và lo ngại dịch bệnh bùng phát trở lại. Tính đến thời điểm hiện nay các hội viên của Hiệp hội tôm Mỹ Thanh mới chỉ thả nuôi khoảng 450ha trên tổng số 2.600ha diện tích của Hiệp hội. Hầu hết các nông hộ đều đã cạn vốn, chưa kể thiếu nợ ngân hàng và bị DN chế biến chiếm dụng từ các vụ nuôi trước nên không thể tái nuôi.

Kinh tế nông thôn
Đăng ngày 14/06/2013
minh tuấn
Kinh tế

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 10:18 07/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 14:54 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 14:54 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 14:54 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 14:54 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 14:54 07/10/2024
Some text some message..