Chưa đồng bộ

Hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến tôm thường xuyên dịch bệnh, người nuôi thua lỗ triền miên. Đầu tư cho hạ tầng là “bài toán” cần có lời giải nhằm thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS).

kenh muong thoat nuoc
Kênh mương thoát nước ở Phong Hải được kiên cố hóa

Hạ tầng tốt, nuôi an toàn

Trong khi nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nuôi tôm thua lỗ, người dân xã Phong Hải (Phong Điền) và Quảng Công (Quảng Điền), hay Hải Dương (TX Hương Trà) lại nuôi có lãi, thậm chí lãi lớn, có cơ hội vươn lên làm giàu. Mấy vụ gần đây, có 60 - 70% hộ dân nuôi tôm trên cát ở Phong Hải lãi từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Hầu hết các hộ NTTS ở hai xã Quảng Công, Hải Dương nuôi cá nước lợ, ngọt, nuôi tôm xen ghép đều có lãi từ trăm triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi năm...

Ông Võ Kháng - người nuôi tôm trên cát ở xã Phong Hải xởi lởi: Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công mà người dân chúng tôi nhận ra là hạ tầng được đầu tư xây dựng cơ bản, đáp ứng yêu cầu nuôi tôm theo hướng công nghiệp”. Chủ tịch UBND xã Phong Hải-Phan Khánh chia sẻ, người nuôi tôm Phong Hải từng bị thua lỗ triền miên. Từ khi UBND huyện Phong Điền có quy hoạch nuôi tôm trên cát, người dân tích cực hưởng ứng, chấp hành đúng quy định. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, chính quyền địa phương và người dân tự đóng góp hàng tỷ đồng xây dựng kênh mương, thủy lợi. Các vùng quy hoạch ao hồ nuôi tôm đều có ao xử lý nước thải, ao lắng, xử lý nguồn nước trước khi thải ra biển. Trước khi đưa nước vào ao nuôi đều qua hệ thống lọc tạp chất, xử lý môi trường…

he thong cap nuoc
Hệ thống cấp thoát nước ở Vinh Hưng quá thô sơ, không đảm bảo môi trường

Các xã Quảng Công, Hải Dương một thời nuôi chuyên tôm sú lãi lớn, nhiều hộ phất lên làm giàu. Thấy vậy, người dân ồ ạt nuôi tôm, trong khi hệ thống hạ tầng thiếu quan tâm đầu tư nên NTTS không hiệu quả, thậm chí nhiều hộ bị thua lỗ, nợ nần chồng chất. Cách đây khoảng 5 năm, Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi, đê bao, chính quyền địa phương tổ chức quy hoạch vùng nuôi đảm bảo… từ đó NTTS có hiệu quả. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Quảng Công-Võ Đông Thi thông tin, đến nay các vùng NTTS trên địa bàn xã đều quy hoạch hợp lý, có đầy đủ ao lắng, ao xử lý môi trường, bờ vùng, bờ thửa, kênh mương được xây dựng đảm bảo. Chính quyền địa phương yêu cầu người dân chuyển đổi phương thức nuôi chuyên tôm sang xen ghép các đối tượng có giá trị kinh tế. Hầu hết các hộ chấp hành tốt quy định trong NTTS đều có lãi, mỗi hộ từ 50 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/năm. “Môi trường đảm bảo, ổn định là điều mà chính quyền địa phương và người dân rất yên tâm sản xuất, phát huy tiềm năng NTTS để vươn lên làm giàu”, ông Võ Đông Thi tự tin.

Chưa được đầu tư đúng mức

Hạ tầng đảm bảo được xác định là một hướng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển NTTS một cách hiệu quả và bền vững. Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hương (Phong Điền)-Trần Gia Duy cho hay, tiềm năng nuôi tôm trên cát tại địa phương khá lớn. Mười năm trở lại đây, một số doanh nghiệp, người dân đầu tư xây dựng ao hồ, hạ tầng nuôi tôm trên cát với diện tích hơn 50ha. Nhưng vì hạ tầng yếu kém nên nuôi tôm không có lãi, thậm chí thua lỗ, người dân và các công ty không còn mặn mà đành “bỏ của chạy lấy người”, hàng chục ha ao hồ bị hoang hóa, gây lãng phí. Điều đáng mừng là một số hộ còn bám trụ, xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi có bài bản nên nuôi tôm có lãi. “Phát huy tiềm năng nuôi tôm trên cát, mang lại hiệu quả kinh tế cao, địa phương mong cấp trên cần xem xét, sớm đầu tư hệ thống kênh mương, thủy lợi, quy hoạch, xây dựng ao lắng, ao xử lý nước thải… Công nghệ, thiết bị máy móc kiểm dịch giống, xử lý dịch bệnh tại chỗ cần được đầu tư đáp ứng yêu cầu, quy trình nuôi tôm công nghiệp”, ông Trần Gia Duy kiến nghị.

de bao nuoi tom
Đê bao nuôi tôm ở Lộc Bình chưa đảm bảo

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phong Điền đánh giá, tiềm năng nuôi tôm trên cát ở vùng Ngũ Điền có thể đến lên tới con số ngàn ha, trong đó quy hoạch khai thác đưa vào sản xuất của huyện đến năm 2020 là 900ha; đến nay diện tích đã đưa vào nuôi khoảng 400ha. Trong khi mở rộng diện tích nuôi tôm trên cát theo hướng công nghiệp, nhưng hạ tầng phục vụ sản xuất lại thiếu sự quan tâm đầu tư. Ngoài hạ tầng ở xã Phong Hải cơ bản đáp ứng, hệ thống hạ tầng nuôi tôm trên cát ở các xã Ngũ Điền quá yếu. Các vùng nuôi tôm cần quy hoạch một cách chi tiết, đồng bộ, có bài bản, cứ khoảng 5 ao nuôi phải có một ao lắng. Hệ thống kênh mương thủy lợi, trạm bơm điện cần xây dựng kiên cố đảm bảo cấp, thoát nước, xử lý môi trường. Các hộ nuôi cần được hỗ trợ, đầu tư hệ thống lọc nước biển, tạp chất trước khi đưa nước vào ao nuôi; xây dựng bể ương giống tại chỗ, thuận lợi cho việc kiểm dịch, xử lý dịch bệnh, đảm bảo nguồn giống chất lượng, an toàn trước khi thả nuôi…

Hạ tầng nuôi tôm trên cát chưa được đầu tư đúng mức, còn các vùng NTTS trên đầm phá bị xuống cấp trầm trọng. Tại huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT thông tin, diện tích NTTS toàn huyện hằng năm khoảng 1.200ha, trong đó đầm phá 900 ha. Ngoài xã Vinh Mỹ có khoảng 19ha nuôi tôm được người dân đầu tư hạ tầng bài bản, ổn định, còn hầu hết các địa phương khác đều chưa đảm bảo NTTS. Hệ thống điện, thủy lợi, cấp, thoát nước tại các xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Điền… còn quá yếu. Cách đây mấy chục năm, Nhà nước đầu tư xây dựng đê bao, kênh mương, thủy lợi nhưng qua quá trình sử dụng đã xuống cấp, người dân nuôi tôm thua lỗ nên không có điều kiện duy tu, bảo dưỡng.

Trong khi hạ tầng xuống cấp, song các địa phương ở huyện Phú Lộc vẫn chưa quan tâm quy hoạch, đề xuất hướng giải quyết. Người dân chủ yếu tự đầu tư đường ống cấp, thoát nước rất thô sơ để phục vụ sản xuất. Trận lũ năm 2015 làm cuốn trôi hơn 40ha NTTS, gây thiệt hại gần chục tỷ đồng, do hệ thống đê bao, thủy lợi bị vỡ. Ông Nguyễn Văn Thông cho biết, sắp đến ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương rà soát lại hệ thống hạ tầng NTTS trên địa bàn, làm cơ sở để phân định hạng mục nào thuộc về Nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng, hạng mục lớn sẽ đề nghị cấp trên đầu tư. Các hạng mục cần được xây dựng trong thời gian đến là hệ thống trạm bơm điện, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi, đê bao và điện lưới phục vụ sản xuất tại chỗ…

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh đánh giá, hạ tầng NTTS trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chưa được đầu tư đồng bộ. Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương sẽ tập trung rà soát hệ thống hạ tầng (theo quy định tại Nghị định 67 của Chính phủ). Trên cơ sở đó sẽ định hướng, quy hoạch các vùng NTTS hợp lý, đồng thời đề xuất cấp trên đầu tư xây dựng hạ tầng NTTS. Vừa qua UBND tỉnh có quyết định đầu tư trên 100 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nuôi tôm trên cát ở Ngũ Điền; các cấp, ngành liên quan cần sớm cấp kinh phí để triển khai xây dựng các hạng mục công trình.

Báo Thừa Thiên Huế, 24/03/2016
Đăng ngày 25/03/2016
Hoàng Triều
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 23:04 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 23:04 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 23:04 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 23:04 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:04 24/12/2024
Some text some message..