Chuyện có thật về ba ba gai "cõng tiền tỷ" tới cho người nông thôn nghèo

Xây nhà lầu, mua xe đắt tiền từ việc nuôi ba ba gai. Đã có nhiều mô hình thành công trong chăn nuôi ba ba gai, giúp chủ đổi đời mà lại nhàn hạ.

baba gai
Anh Hà Tiến Hùng ở Yên Bái kiếm tiền tỷ nhờ nuôi ba ba gai

Khởi đầu bằng mảnh ao chỉ rộng tầm 10m2 với 20 con ba ba giống, sau hơn 10 năm gắn quyết tâm đầu tư và tìm tòi, anh Hà Tiến Hùng ở tổ 28, phường Yên Ninh, Yên Bái đã sở hữu ao ba ba trị giá cả tỷ đồng và mỗi năm lãi 500 triệu đồng.

Theo báo Dân Việt, qua nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trên báo đài và trực tiếp chứng kiến hiệu quả kinh tế từ việc nuôi ba ba của một số người đi trước, anh Hùng quyết định nuôi thử. Ban đầu, anh tập tành nuôi thử 20 con, vốn đầu tư chỉ 2 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lứa ba ba đầu tiên cho lãi khoảng 2 triệu đồng.

Nhận thấy nuôi ba ba vừa "nhàn hạ" vừa cho lãi cao, cộng thêm sức tiêu thụ trên thị trường lớn, cung không đủ cầu, anh Hùng quyết định đầu tư mở rộng diện tích ao. Ngoài ra, anh còn xây thêm “nhà ấp trứng” với nền cát sạch, nhiệt độ và độ ẩm luôn phù hợp để tập trung ba ba mẹ vào mùa sinh sản.

Theo anh Hùng, ba ba thường sinh sản vào cuối mùa hè (khoảng từ tháng 5 đến tháng 8). Trong thời gian ấp trứng, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra “nhà ấp trứng”, đảm bảo nhiệt độ ở mức 32-35 độ C, độ ẩm nền cát từ 80-82% để trứng nở đạt tỷ lệ cao” .

Đến nay, anh Hùng đã có 800m2 ao, chuồng với khoảng trên 1.300 con, trị giá cả tỷ đồng. Nuôi ba ba vừa có thể bán thịt, vừa bán giống. Mỗi năm, anh Hùng xuất bán khoảng 700 -1.000kg ba ba thịt, trừ chi phí còn lãi 300 triệu đồng, cộng với khoảng 200 triệu đồng tiền bán ba ba giống. Với số tiền lãi kiếm được khá cao từ nuôi ba ba, năm 2010, gia đình anh Hùng đã xây căn nhà khang trang với tổng chi phí khoảng 1,3 tỷ đồng.

Đánh giá về mô hình nuôi ba ba của anh Hùng, anh Nguyễn Xuân Hiệu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Yên Ninh cho rằng, đây là một mô hình điểm về phát triển kinh tế của phường nói riêng và thành phố Yên Bái nói chung. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình lại là bài toán khó với không chỉ từng hội viên mà còn với Hội Nông dân phường.

Theo ông Hiệu, cái khó ở chỗ, nhiều hộ nhìn thấy được hiệu quả cao, nhưng vốn đầu tư ban đầu cũng không nhỏ. Nhiều hội viên muốn học hỏi và làm theo nhưng lại không đủ vốn để xây dựng nên bà con phải đi từ quy mô nuôi nhỏ, lẻ.

Ông Hiệu cũng khẳng định, thời gian tới, Hội Nông dân phường Yên Ninh sẽ đề xuất với Hội cấp trên, bên ngân hàng để bà con được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nhằm nhân rộng mô hình nuôi ba ba hiệu quả…

Tuy nhiên, là người có kinh nghiệm, anh Hùng khuyến cáo, việc đầu tư nuôi ba ba còn phải xét đến nhiều yếu tố như địa hình, nguồn nước, khí hậu... Người nuôi cần phải biết nắm bắt thị trường, quản lý tốt, tính toán kỹ trước khi đầu tư thì mới có hiệu quả.    

Cũng như trường hợp của anh Hùng, trường hợp của ông Đỗ Đức Tắp, thôn Công Vũ, xã Vũ Xã, huyện Kim Động (Hưng Yên) cũng là một ví dụ điển hình, không chỉ giúp gia đình ông thoát nghèo mà còn có của ăn của để.

nuôi ba ba quy mô nhỏ
Nhiều hộ dân thành công với mô hình nuôi ba ba gai quy mô nhỏ

Năm 1992 khi nuôi ba ba gai, ông Tắp vay mượn khắp nơi mới được 1 triệu đồng tiền vốn. Vốn ít, ông chỉ nuôi được 10 con ba ba gai giống mua tận Yên Bái về. Vợ chồng con cái hì hục đi đào giun, bắt ốc, kiếm cá tạp về làm thức ăn cho đàn ba ba. Cứ thế cho đến 2-3 năm sau, ông Tắp đã có vài trăm con ba ba giống trong ao. “Tính ra, mỗi năm tiền lãi bán ba ba giống, ba ba thịt cũng mang về cho gia đình hơn 100 triệu đồng, đủ để chi tiêu”- ông Tắp chia sẻ.

Theo ông Tắp, ba ba gai là con đặc sản hiền lành, dễ nuôi, hợp với khí hậu lạnh mùa đông ở miền Bắc. Hỏi kinh nghiệm của các chủ ao trên Yên Bái, rồi tự nghe đài, đọc báo tìm hiểu thêm, đến nay ông Tắp gần như một “cẩm nang” sống về nghề nuôi ba ba, nhất là ba ba gai. Ông còn mày mò tìm ra những loại cây cỏ, phương thức chữa một số bệnh, dịch trên đàn ba ba nuôi mà không tốn nhiều tiền.

Hiện tại, tổng diện tích ao nuôi ba ba của gia đình ông Tắp là 1.000m2 với hơn 200 con ba ba bố mẹ. Ông bố trí mật độ trung bình trong một ô nuôi là 3 con cái sinh sản và một con đực. Khoảng thời gian thu hoạch ba ba giống là vào tháng 6, tháng 7 trong năm. Mỗi con ba ba cái 1 lứa đẻ từ 20 – 30 quả trứng, tỷ lệ ấp nở đạt từ 80-90%. Khi xuất bán, 1 con ba ba giống có giá dao động từ 150.000 – 170.000 đồng. Sau 3 năm nuôi từ khi thả giống, trung bình 1 con ba ba gai có trọng lượng 4kg, giá bán từ 450.000–500.000 đồng/kg.

“Mỗi gia đình chỉ cần 1 cái ao 1.000m2 nuôi ba ba gai thì mỗi năm trừ chi phí đi vẫn có lãi 150 triệu đồng…”- ông Tắp cho hay.

Vietq, 27/12/2015
Đăng ngày 28/12/2015
Hồng Anh (T/h)
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 12:24 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:24 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:24 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:24 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:24 17/11/2024
Some text some message..