Chuyện cùng những lão ngư trên dòng Nhật Lệ

Đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng vì kế sinh nhai, hay chỉ để thỏa nỗi nhớ một thời ra khơi, vào lộng mà ngày ngày họ vẫn nổi trôi theo từng đàn cá trên dòng Nhật Lệ.

chèo thuyền
Dù đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng các cụ vẫn vững tay chèo, ngược sóng, hướng theo luồng cá chạy

Lặng lẽ mưu sinh

Hình ảnh những chiếc thuyền nan ngày ngày lặng lẽ, thả mình trên mặt nước xanh ngắt, mặc cho phố thị phía trên bờ ồn ào, xô bồ... khiến ai đã từng một lần ngắm nhìn dòng Nhật Lệ, có lẽ đều chung cảm nhận về một khung cảnh thanh bình, nên thơ, nhưng cũng cô độc đến nao lòng. Chủ nhân của những chiếc thuyền nan ấy là những lão ngư đã từng oanh liệt thời trai trẻ, cư dân của xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (Quảng Bình).

Đã thành lệ, cứ sáng tinh mơ, dù ngày nắng hanh, gió chướng, hay giá rét, những chiếc thuyền nan nhỏ bé neo mình ven bờ lại len lỏi, lách qua những chiếc tàu đánh cá to đùng đậu phía ngoài để hướng ra giữa dòng Nhật Lệ thả câu, giăng lưới.

Nữ lão ngư Nguyễn Thị Thòa (70 tuổi) tay cầm chèo cười đùa rổn rang, vì thấy “vị khách” không mời nhưng lại nằng nặc xin theo, cứ ôm chặt mạn thuyền mỗi khi con thuyền nhỏ tròng trành theo sóng. “Mạ tui đẻ tui ngoài biển. Mới 12 tuổi là đi biển cho đến ba năm lại đây, tui mới vô đi câu ở sông. Yên tâm đi, nếu lỡ có việc chi, một chú chớ hai chú tui cũng lôi vô bờ được mà” - bà Thòa dí dỏm nói.

hàn huyên câu cá
Các cụ vừa câu cá, vừa hàn huyên tâm sự

Phía sau thuyền, ông Nguyễn Thẻo (75 tuổi) chồng bà Thòa cầm chắc tay lái, hướng con thuyền ra phía gần cửa biển Nhật Lệ. Ông Thẻo nói, gió mùa Đông - Bắc mạnh, cá ngoài biển dạt vào cửa sông nhiều nên dễ câu trúng cá to.

Ông cũng vừa nghỉ đi biển mấy năm, con cái không khá giả cho lắm nên hai ông bà sắm chiếc thuyền tự kiếm sống. Theo ông Thẻo, người sống bằng nghề chài lưới, câu kéo phải hiểu quy luật của con nước để đánh bắt hiệu quả. Những khi nước lên, nước xuống, biển động cá thường hay ăn mồi.

Chiếc thuyền ra gần sát cửa biển thì ông Thẻo cho dừng lại. bà Thòa lấy một chùm dây cước trắng muốt, nối với rất nhiều lưỡi câu, bắt đầu găm mồi, rồi lần lượt thả xuống nước. Ông Thẻo cầm lái, cho thuyền trôi nhẹ, đến khi bà Thòa thả hết lưỡi cầu xuống nước thì neo thuyền lại, chờ cá cắn câu.

Bà Thòa nói: “Đây là câu bủa nên phải có hai người mới làm được: người chèo thuyền, người thả câu. Câu ống chỉ cần một người. Ngày gặp cá, có hôm làm được vài ba trăm nghìn, nhưng khi nước ương thì chỉ được dăm ba chục nghìn thôi. Làm nghề chi say nghề nấy chú à! Nhiều hôm, kéo câu lên, được cá to, đã cái tay lắm! Làm mãi chẳng muốn về nhà”.

Hình như các lão ngư đều nhận biết được luồng cá đang dạt vào cửa sông Nhật Lệ nên họ tập trung về đây khá nhiều. Gần đó là thuyền câu của vợ chồng lão ngư Phạm Kình (78 tuổi) và Nguyễn Thị Kiên (74 tuổi) cũng đang neo thuyền chờ vớt câu. Trong khoang thuyền, một mớ cá tươi rói, lấp lánh ánh bạc, nhiều con vẫn còn nhảy lóc chóc trong rổ.

“Cá câu không sợ ế. Bữa ni nghe nói là họ ngâm tẩm chi đó, nên dân sành ăn toàn tìm cá câu để ăn thôi. Làm được mấy, đưa lên chợ là họ mua hết ngay. Nhưng tuổi già mà làm nghề ni vất vả lắm, nhất là những khi sóng to, gió nậy. Nhưng lương bổng thì không có, con cái thì khó khăn. Ăn bám lắm cũng tội con, rồi còn tiền cúng quảy, lễ lạt, đau ốm ni khác nữa. Mình còn sức thì phải cố gắng thôi chú ạ” - cụ Kiên tâm sự.

thành quả lao động
Thành quả của vợ chồng cụ Phạm Kình và Nguyễn Thị Kiên sau một ngày lao động

Phía gần bờ hơn là nữ lão ngư Nguyễn Thị Diễu (82 tuổi), đơn độc một mình, một thuyền với chiếc cần câu trên tay. Cụ Diễu cho biết, nhà chỉ có hai vợ chồng già, nhưng cụ ông ốm yếu nên không thể ra sông được. Thường ngày cụ đứng câu trên cầu Nhật Lệ, nhưng hôm nay trời động nên cụ cố chèo thuyền ra đây, hy vọng câu được nhiều cá hơn.

Theo cụ Diễu, để có được mớ cá ra chợ bán, các cụ phải chen chân đi mua mồi câu từ 3 giờ sáng. “Cái nghề ni cũng đòi hỏi khắt khe lắm! Mồi câu là con tôm nhỏ, chỉ nhỉnh hơn tăm xe máy và phải đang còn sống, cá mới chịu ăn. 20 nghìn một lạng mồi, nhưng mà mua có dễ mô chú”- cụ Diễu nói.

Một thời oanh liệt

Cụ Nguyễn Thị Quán (80 tuổi) vẫn thường đứng trên cầu Nhật Lệ vừa nhai trầu bỏm bẻm, vừa thả câu kể: Cụ đã từng đi phục vụ trong đội thuyền chở vũ khí, lương thực từ Nghệ An vào Hà Tĩnh. Năm 1967, trong một chuyến ra biển, bị thương nặng, cụ phải về quê dưỡng thương mất 2 năm. Sức khỏe vừa ổn định, cụ lại tham gia vào Đội đánh cá nữ Minh Khai do Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Khíu làm đội trưởng.

Những năm đó, giặc Mỹ đánh phá ác liệt, không kể hiểm nguy, đội đánh cá nữ vẫn sánh vai cùng nam giới bám biển sản xuất, phục vụ chiến đấu. “Ai con nhà nghề biển thì đi biển, ai không biết đi biển thì làm lò vôi, dệt vải... Nào là mệ Diễu, ông Khương, mệ Bạch, ông Kình, mệ Kiên, mệ Cẩm, mệ Thòa,… thời đó, ai cũng hăng hái vậy cả chứ riêng chi tui” - cụ Quán nói.

“Tui đi câu rứa mà cũng được khá, không chỉ để ăn trong nhà mà còn có bán. Mới rồi tiền tích góp được từ bán cá, tui nhờ con dâu đi mua cho một cái máy chát (máy vi tính) để nói chuyện với hắn (con trai) bên nước ngoài đó” . Cụ Quán khoe

Thời thanh xuân của cụ Quán qua nhanh trong chiến tranh khiến cụ không kịp lấy chồng. Hơn nửa đời người cụ mới nhận một bé trai về nuôi, nay đã lấy vợ, có con và đang đi xuất khẩu lao động.

Mỗi khi nhớ con, cụ Quán lại vác cần câu ra cầu Nhật Lệ, vừa đỡ buồn lại được chuyện trò với những người bạn già. “Tui đi câu rứa mà cũng được khá, không chỉ để ăn trong nhà mà còn có bán. Mới rồi tiền tích góp được từ bán cá, tui nhờ con dâu đi mua cho một cái máy chát (máy vi tính) để nói chuyện với hắn (con trai) bên nước ngoài đó” - cụ Quán khoe.

cụ già

Cùng buông câu bên cạnh cụ Quán là cụ Nguyễn Thị Bạch (77 tuổi) ở thôn Đồng Dương. Cụ Bạch nhớ lại: “Hồi đó HTX đánh cá Minh Khai của bọn tui là nổi tiếng cả nước, sản lượng cá luôn đứng đầu các HTX khác. Cứ 3 giờ sáng chèo thuyền ra biển, chiều về là có cá nhập cho HTX, có tháng được 20 tấn cá.

Hồi đó răng mà gan dạ rứa không biết, máy bay Mỹ tưởng là tàu vận tải vũ khí của ta nên ném bom thường xuyên, bọn tui vừa bắn trả, vừa thả lưới, không biết sợ là chi. Trước ra khơi, vô lộng, giờ già yếu không đi biển được thì ra đây thả câu cho đỡ buồn”.

Ông Hoàng Ngọc Lành (68 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình, cũng là một lão ngư sát cá trên dòng Nhật Lệ cho biết: Thôn ông có 15 cụ còn tham gia đánh bắt cá trên sông, trên biển.

Ở thôn Mỹ Cảnh kế bên, số này còn nhiều hơn. Theo ông Lành, các cụ đều là những kình ngư cự phách một thời, hầu hết đều tham gia chiến đấu, sản xuất trên biển, nay về già vẫn theo nghề cũ. Có cụ thực sự mưu sinh, nhưng cũng không ít cụ vì nhớ nghề mà không bỏ được.

Ông Hoàng Ngọc Lành (68 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình, cũng là một lão ngư sát cá trên dòng Nhật Lệ cho biết: Thôn ông có 15 cụ còn tham gia đánh bắt cá trên sông, trên biển. Ở thôn Mỹ Cảnh kế bên, số này còn nhiều hơn.

Báo Tiền Phong, 10/02/2014
Đăng ngày 11/02/2014
Hoàng Nam
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 05:24 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 05:24 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 05:24 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:24 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 05:24 16/06/2025
Some text some message..