Chuyển đổi từ phao xốp sang phao HDPE: Bài toán còn dang dở

Nhằm bảo vệ môi trường sinh thái biển, tỉnh Quảng Ninh đang từng bước thực hiện chuyển đổi sử dụng vật liệu nổi HDPE trong nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên còn nhiều khó khăn.

Nhiều hộ NTTS ở huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) vẫn sử dụng phao xốp. Ảnh: Ngân Hà

Loại bỏ hệ thống phao xốp

Trên địa bàn tỉnh hiện nay, hầu hết các cơ sở và ngư dân nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng lồng bè đều sử dụng vật liệu nổi bằng phao xốp. Về lâu dài, khi sử dụng phao xốp sẽ tác động lớn đến vấn đề rác thải và môi trường biển. Vì lý do đó, để sớm giải quyết tình trạng này, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu sẽ loại bỏ hoàn toàn phao xốp trong NTTS. Tuy nhiên, quá trình thay thế phao xốp tại các địa phương đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Phao xốp có độ nổi mặt nước tốt, nhưng độ bền sử dụng của phao trung bình từ 2-3 năm. Khi tác động của thời tiết mưa bão sẽ phá hỏng, trôi dạt trên biển rất khó thu gom gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng hệ sinh thái, đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đơn cử tại các vùng NTTS như huyện Vân Đồn, TP Cẩm Phả, TX Quảng Yên, hầu hết đều sử dụng phao xốp và một số phao không có nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường. Việc sử dụng phao xốp NTTS trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, do loại vật liệu này giá rẻ, dễ mua. Hiện toàn tỉnh có khoảng trên 10 triệu quả phao xốp dùng trong NTTS.

Theo báo cáo của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), hàng năm, các đơn vị thu dọn khoảng 2.000 tấn rác từ Vịnh Hạ Long, trong đó có khoảng 2/3 lượng rác là phao xốp, tre, nứa từ NTTS.

Nhằm sớm giải quyết vấn đề rác thải, đặc biệt là phao xốp trong hoạt động NTTS, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản.

Đây được coi là giải pháp của tỉnh trong việc quản lý, rà soát và giám sát chặt chẽ, giảm thiểu rác thải từ các vật liệu không thân thiện, không bền vững trên vùng biển Quảng Ninh. Đặc biệt, tính đến thời điểm này, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước đưa ra quy chuẩn vật liệu nổi trong NTTS.

Là hộ nuôi trồng thủy sản tại khu vực Soi Mui (huyện Vân Đồn), anh Phạm Văn Thường nhận thấy tác động bất lợi từ phao xốp đến hoạt động NTTS, nhất là đối với nuôi nhuyễn thể. Khi được chính quyền địa phương tuyên truyền về việc chuyển đổi và sử dụng vật liệu đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, anh Thường đã mạnh dạn chuyển toàn bộ diện tích nuôi hàu từ vật liệu phao xốp sang nhựa HDPE đã được công bố hợp quy.

Phao nhựa HDPE
Phao nhựa HDPE đang được bán trên thị trường với giá 83.000đ/quả. Ảnh: TPP

Anh Thường cho biết, việc sử dụng phao xốp trong NTTS của ngư dân Vân Đồn khá phổ biến bởi giá thành rẻ, dễ tìm kiếm trên thị trường. Tuy nhiên, dưới những khắc nghiệt của sóng, gió và sự ăn mòn của nước biển, phao xốp đã lộ rõ những yếu điểm. Đó là chỉ sau khoảng 2 năm sử dụng, các mối liên kết bên trong phao bị vỡ, xốp bên trong thất thoát ra môi trường, nhất là sau mỗi trận bão. 

Sau thời gian sử dụng vật liệu nhựa HDPE thay thế phao xốp, các hộ NTTS đã nhận thấy vật liệu này rất bền, chịu được va đập cao, an toàn với nguồn nước, không bị ăn mòn, rỉ sét. Việc chuyển đổi sang NTTS bằng nhựa HDPE còn thân thiện với môi trường hơn, hạn chế bị ảnh hưởng tới môi trường nước, con giống sinh trưởng khỏe mạnh. 

Cần sự chung tay hỗ trợ

Hiện tổng diện tích NTTS toàn tỉnh đạt 21.300ha, trong đó có khoảng 5.500ha diện tích phao xốp đang được sử dụng để NTTS. Trong đó, hơn 2.575ha diện tích NTTS bằng phao xốp nằm ngoài quy hoạch. Việc chậm trễ trong việc quy hoạch vùng NTTS tập trung và giao cho thuê mặt nước đang gây không ít khó khăn đến lộ trình thay thế phao xốp bằng vật liệu nổi thân thiện, đảm bảo quy chuẩn tại một số địa phương.

Nhiều hộ NTTS khu vực Vân Đồn, Quảng Yên, Cẩm Phả cũng cho biết, từ nhiều năm nay, thói quen người dân sử dụng phao xốp trong NTTS nên tâm lý vẫn còn tâm lý e ngại chuyển đổi và sử dụng vật liệu làm phao nổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn. Bên cạnh đó, từ năm 2020 đến nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các mặt hàng thủy sản (chủ yếu hàu) tiêu thụ giảm mạnh do thị trường Trung Quốc tạm ngừng nhập sản phẩm hàng hóa, dẫn tới thu nhập của các hộ NTTS bị giảm theo.

Phao nhựa HDPE
Người dân NTTS đang chuyển từ phao xốp sang phao nhựa thân thiện hơn với môi trường. Ảnh minh họa

Trong khi đó, chi phí lắp đặt vật liệu nhựa HDPE cao gấp 1,5 lần so với phao xốp nên nhiều hộ dân thiếu kinh phí để chuyển đổi. Để người dân có thể thay thế từ phao xốp sang vật liệu mới này, tỉnh Quảng Ninh cần có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi vì chi phí ban đầu khá lớn. Trung bình một dàn bè hàu khoảng 30 dây, mỗi dây cần khoảng hơn 70 quả phao nổi buộc cách nhau 3m. Với giá 83.000đ/quả, chi phí cho một dàn hàu nuôi chuyển đổi từ phao xốp sang phao nổi HDPE là rất lớn.

Hiện nay, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh đang tăng cường hoạt động kết nối giữa các đơn vị sản xuất, cung ứng vật liệu nổi hợp quy với địa phương để cung cấp danh mục, chủng loại, vật liệu, giá cả thông tin rộng rãi cho người dân nắm bắt để lựa chọn đầu tư phục vụ sản xuất.

Đồng thời phối hợp với các địa phương đề xuất tháo gỡ khó khăn trong việc giao, cho thuê mặt nước biển, bãi triều qua đó đảm bảo quản lý nhà nước và thực tế sử dụng diện tích nuôi trồng của người dân. Song song với việc hướng dẫn người dân chuyển đổi phao xốp sang vật liệu thân thiện với môi trường thời gian tới, các địa phương sẽ phối hợp lực lượng chức năng tổ chức ra quân kiểm tra và xử lý vi phạm sử dụng vật liệu nổi trong NTTS không đảm bảo theo quy chuẩn.

Theo ông Hà Văn Ninh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Vân Đồn, tổng diện tích mặt nước hiện sử dụng cho NTTS tại huyện khoảng 4.258ha với 1.392 tổ chức, cá nhân đang nuôi trồng. Trong đó hiện còn 971 cơ sở NTTS sử dụng vật liệu bằng phao xốp với diện tích khoảng 1.942ha. Đây có thể được xem là nguồn gây ô nhiễm và đe dọa lâu dài đến môi trường, sinh thái biển nếu không có giải pháp thay thế kịp thời. Với các giải pháp được triển khai, các hộ NTTS trên địa bàn huyện Vân Đồn cũng tích cực vào cuộc, thực hiện chuyển đổi được trên 31.000 quả phao xốp, tương đương với diện tích khoảng 20ha sang vật liệu HDPE đạt quy chuẩn.

Để giải quyết được bài toán chuyển đổi phao xốp sang vật liệu nổi đạt chuẩn, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của tỉnh Quảng Ninh cũng như của các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm vật liệu, để tháo gỡ khó khăn cho người dân. Bên cạnh đó, vấn đề thu gom, tiêu hủy các phao xốp sau khi thay thế cũng cần được tính đến để đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 23/03/2022
Nguyễn Thành - Huy Bình
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:43 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:43 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:43 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:43 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:43 29/03/2024