Chuyên gia hiến kế phòng bệnh cho tôm

Những giải pháp phòng bệnh trên tôm được đưa ra tại hội thảo khoa học “Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi và biện pháp phòng trị”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Tổng cục Thủy sản, Trường ĐH Nha Trang phối hợp tổ chức tại TP.Nha Trang.

Chuyên gia hiến kế phòng bệnh cho tôm
Mô hình nuôi tôm sạch tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: VOV

Nhiều bệnh nguy hiểm

nuôi tôm biofloc, nuôi tôm, phòng bệnh trên tôm

Một hộ ở Khánh Hòa mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc.  Ảnh: C.T

Theo PGS - TS Trang Sĩ Trung, việc ngăn chặn hiệu quả các loại dịch bệnh trên tôm là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến đời sống của hàng vạn người nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu. Do đó, tìm kiếm các giải pháp trị bệnh cho tôm nuôi sẽ tác động tích cực đến việc tăng trưởng sản phẩm thủy sản. Tôm nuôi hiện nay ngày càng phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm.

Một trong những bệnh quan trọng được các chuyên gia Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) đưa ra, đó là bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi. Bệnh này phát hiện đầu tiên vào năm 2009 ở Trung Quốc, đến năm 2010 thì lan sang Việt Nam, gây tỷ lệ tử vong cao ở tôm trong thời gian ngắn. Đây là bệnh có tác hại lớn, lây lan nhanh, đặc biệt là diễn biến bệnh hết sức phức tạp. Ban đầu tôm ốm và chết, sau đó là hoại tử.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2017 của nước ta đạt kim ngạch 2,47 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 1,03 tỷ USD, chiếm 41,9%. Dịch bệnh trên tôm xuất hiện ngày càng nhiều chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.

Kết quả điều tra 5 tháng đầu năm 2017 cho thấy, diện tích tôm trên cả nước bị bệnh đốm trắng là 1.656,2ha, chiếm khoảng 14,5% diện tích thiệt hại, trong đó tỉnh Cà Mau có diện tích bị bệnh đốm trắng lớn nhất (chiếm 24,4% tổng diện tích bị bệnh của các tỉnh), sau đó đến tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre và các địa phương khác.

Đối với bệnh hoại tử gan tụy, diện tích bị bệnh là 1.557ha, chiếm khoảng 13,6%, trong đó tỉnh Bạc Liêu có diện tích bị bệnh lớn nhất (chiếm hơn 25,7% tổng diện tích tôm bị bệnh), tiếp đó là các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh... Ngoài ra, trên tôm nuôi trong thời gian qua cũng xuất hiện các bệnh khác như đỏ thân, bệnh còi, bệnh phân trắng…

nuôi tôm, phòng bệnh trên tôm, bệnh đốm trắng

Tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng. Ảnh minh hoạ

Điều trị đúng bệnh

Theo các chuyên gia, bà con ngư dân, chủ trang trại muốn tránh thiệt hại cần điều trị đúng bệnh cho tôm nuôi. Theo các chuyên gia Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung, để phòng trị bệnh hoại tử gan tụy (gọi tắt là AHPND), biện pháp hàng đầu là dùng dầu của các loài thực vật như Lavandula, Pinus sylvestris, Viola odorata, Cosos nucifera... trộn với thức ăn. Hỗn hợp dầu thực vật này đã được kiểm chứng cho thấy kiểm soát tốt bệnh AHPND. Khi ăn các hỗn hợp này, tôm không còn dấu hiệu mắc bệnh AHPND và tỷ lệ chết là 0%.

Để phòng và trị bệnh cho tôm nuôi hiệu quả, chuyên gia Nguyễn Thị Thùy Giang (Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường ĐH Nha Trang) đưa ra giải pháp thay thế thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Việc bổ sung các chất khoáng và prebiotic trong thức ăn của động vật thủy sản đã làm tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng ngăn ngừa các loại dịch bệnh.

Một trong những chất được sử dụng hữu hiệu đó là Selenium (Se). Đây là chất khoáng vi lượng đặc biệt cần thiết cho cơ thể động vật thủy sản, có thể tồn tại dưới dạng vô cơ như sodium hay dưới dạng hữu cơ ose. Selenium sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tế bào, giúp cơ thể tôm chống lại virus, vi khuẩn.

Tổng cục Thủy sản cũng đưa ra giải pháp: Cần phổ biến, hướng dẫn cho người nuôi lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; áp dụng quy trình nuôi theo 2 giai đoạn (dèo giống); ứng dụng các mô hình nuôi thành công theo công nghệ mới; thực hiện ương/vèo giống (20-25 ngày) để có cỡ giống lớn thả nuôi thương phẩm cho tất cả các hình thức nuôi.

Trong đó đối với vùng nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến..., nếu người dân không có điều kiện để ương/vèo, địa phương cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ương/vèo thành giống lớn trước khi xuất bán cho người nuôi để đảm bảo mùa vụ và hiệu quả sản xuất...

Cũng theo Tổng cục Thủy sản, phải tăng quản lý, giám sát dịch bệnh tại các cơ sở ương dưỡng tập trung để kiểm soát được chất lượng con giống và dịch bệnh.  Tập thể, cá nhân nuôi tôm cần thực hiện “3 không”: Không giấu dịch, không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và không xả bỏ tôm chết, tôm bệnh ra ngoài môi trường.  

Báo Dân Việt
Đăng ngày 10/07/2017
Công Tâm
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:08 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:08 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:08 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:08 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:08 30/11/2024
Some text some message..