Chuyện lạ, doanh nghiệp thấy cơ hội từ bệnh dịch do Corona

Bên cạnh những thiệt hại và lo ngại sụt giảm xuất khẩu nông, lâm, thủy sản do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona, các doanh nghiệp lâm, thủy sản cũng nhìn ra cả cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng cạnh tranh cho một số mặt hàng trong khó khăn.

doanh nghiệp ngành gỗ
Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã kịp chuyển hướng sản xuất để giảm thiệt hại gây ra từ dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona. Ảnh: Nguyễn Thanh

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, tác động hủy đơn hàng với mặt hàng thủy sản do dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chưa có, nhưng xảy ra tình trạng chậm đơn hàng. Các đối tác hứa ngày 16/2 mới bắt đầu nhận hàng.

Bên cạnh đó, một số hãng tàu biển lớn ngưng nhận các container hàng chở đi Trung Quốc. Các khách hàng lớn Nhật Bản đề nghị không đưa hàng qua Trung Quốc. Đối với EU, Mỹ, đầu năm họ sang đánh giá nhà máy, thăm nhà máy nhưng hiện nay ngưng hết. Một số khách hàng không sang, đánh giá từ xa.

Ông Nam thông tin thêm: Những doanh nghiệp có xuất khẩu sang Trung Quốc sản lượng lớn, hiện đang tồn kho, chi phí tồn kho lớn, khoảng 0,9-1,1 USD/pallet.

Nhận định có nhiều rủi ro, song giữa cơn “bão” mang tên Corona, ông Nam nhận định cũng có một số cơ hội.

"Trước hết là cơ hội tranh thủ thúc đẩy sản xuất. Những nhà làm ăn chân chính tại Việt Nam có thể chuẩn bị hàng đồ hộp, đông lạnh. Những sự kiện như thế này sau 3-5 tháng, sự điều chỉnh văn hóa tiêu dùng rõ rệt, không ăn sống nhiều, hàng tươi sẽ ít đi, nhưng hàng đồ hộp, đông lạnh sẽ có nhu cầu lớn", ông Nam nói.

Cơ hội thứ hai, một số ngành Trung Quốc đang cạnh tranh với Việt Nam như cá ngừ (Trung Quốc là 1 trong 5 nước bán cá ngừ lớn), hiện nay các nước không mua cá ngừ Trung Quốc nên giá giảm sâu. Các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đang coi đây là cơ hội đối với các nguồn tiêu thụ khác, gia tăng thị phần, giá cả.

Xung quanh câu chuyện ứng phó với tình trạng xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc khó khăn do dịch bệnh từ virus Corona, ông Nguyễn Tôn Quyền, ủy viên Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay: Ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona, những lô hàng xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc ngay lập tức giảm mạnh.

“Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây là cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ bởi xuất khẩu dăm gỗ mang lại giá trị không cao, không phát triển bền vững vốn rừng. Tới đây, khi xuất khẩu dăm gỗ giảm sẽ bổ sung nguồn nguyên liệu gỗ trong nước để sản xuất ván nhân tạo, tạo ra giá trị gia tăng cao”, ông Quyền nói.

Ông Quyền thông tin thêm: Trong 2 tuần qua, nhiều doanh nghiệp của ngành gỗ đã chuyển hướng, đã có 3 - 4 doanh nghiệp chuyên làm dăm xuất khẩu mua thiết bị sản xuất gỗ ván ép, gỗ nhiên liệu.

Trái ngược với ngành hàng lâm, thủy sản, rau quả là ngành phải đối mặt nhiều khó khăn hơn cả do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam: Dịch viêm phổi cấp do virus Corona ngay lập tức đã tác động mạnh đến giá nhiều loại nông sản, cụ thể là trái cây.

Đơn cử như sầu riêng, trước Tết giá đạt 70.000 đồng/kg, nay chỉ còn 40.000 đồng/kg; thanh long chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg, cá biệt có nơi giá dưa hấu chỉ còn 1.000 đồng/kg.

Có thể nói, nhóm doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đi Trung Quốc đã bị tê liệt do ảnh hưởng của dịch cúm Vũ Hán. Các thương lái đặt mua ở vựa để xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ Rằm tháng Giêng đã đặt cọc thì cũng bỏ luôn do giá xuống quá thấp.

“Dịch bệnh do virus corona không biết bao giờ mới chấm dứt, Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiến nghị Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào các thị trường khác; quy hoạch vùng trồng, làm tốt công tác bảo quản; riêng Bộ Công Thương hỗ trợ tiền điện cho những đơn vị tham gia bảo quản trái cây để vượt qua khó khăn trong giai đoạn này”, ông Tùng nhấn mạnh.

Báo Hải Quan
Đăng ngày 04/02/2020
Thanh Nguyễn
Kinh tế

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 01:34 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 01:34 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 01:34 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 01:34 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 01:34 29/01/2025
Some text some message..