Chuyện nuôi ếch trong quân đội

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tăng gia sản xuất, những năm qua Trung đoàn 218, Sư đoàn 361 đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tập trung xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình trong đó là mô hình nuôi ếch thương phẩm.

cho ếch ăn
Thượng úy QNCN Nguyễn Quốc Bình - Nhân viên Quân nhu, Ban Hậu cần Trung đoàn 218 đang cho ếch ăn.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Đức Tráng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 218 cho biết: “Trong đợt phúc tra kết quả “Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt” của Bộ Quốc phòng vừa qua, đơn vị đạt loại xuất sắc và được Quân chủng chọn làm điểm về xây dựng đơn vị VMTD “mẫu mực, tiêu biểu”. Chính vì vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn Trung đoàn đã đẩy mạnh đầu tư, làm mới, xây dựng, củng cố cảnh quan môi trường đơn vị chính quy, xanh, sạch, đẹp. Đồng thời, cơ quan hậu cần nghiên cứu triển khai những mô hình chăn nuôi mới để nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị”.

Đưa chúng tôi đi tham quan một vòng doanh trại, Trung tá Trần Kim Quân - Chính ủy Trung đoàn 218 chia sẻ về mô hình nuôi ếch thương phẩm đang được phát triển rộng rãi trong Trung đoàn. Anh Quân cho biết: “Sau khi tham quan một số mô hình chăn nuôi trên địa bàn đóng quân, chúng tôi nhận thấy ếch là loại động vật lưỡng cư, có thể sống cả trên cạn và dưới nước, thời gian sinh trưởng ngắn, thịt ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi, lại mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn đã chỉ đạo cơ quan Hậu cần tận dụng diện tích ao, xử lý nguồn nước để nuôi ếch thương phẩm trong các lồng. Hiện nay, đơn vị đang nuôi hai lồng ếch với số lượng hàng nghìn con”.

Qua tìm hiểu, được biết tháng 9 năm 2021, Ban Hậu cần đã đề xuất và được chỉ huy Trung đoàn nhất trí cho triển khai 2 lồng ếch tại khu vực ao nuôi cá của đơn vị. Lồng nuôi dùng tre, nứa làm giá, bạt lót đáy và được quây kín xung quanh bằng lưới, cố định lưới vào các cọc cách nhau khoảng 1,5m; phía trên có nắp đậy đề phòng ếch nhảy ra ngoài lồng. Tuy nhiên, ban đầu do chưa nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng bệnh, nên lứa đầu tiên ếch bị chết nhiều, chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài tới hơn 3 tháng mới được thu hoạch và cho hiệu quả không cao. Ngay sau đó, Ban Hậu cần đã cử người đi học tập kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi của một số hộ dân trên địa bàn rồi về áp dụng vào mô hình của đơn vị. Sau khi nắm vững kỹ thuật, đơn vị đã thu hoạch lứa ếch thương phẩm đầu tiên được hơn 100kg, trọng lượng khoảng 5 con/kg. Thu hoạch xong, đơn vị thả nuôi tiếp hơn 1000 con ếch giống, đến nay ếch phát triển rất tốt, đạt trọng lượng từ 3-4 con/kg; trung bình mỗi năm có thể nuôi được từ 2-3 lứa (từ tháng 4 đến hết tháng 9 hàng năm); góp phần bảo đảm nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn, cung cấp cho các bếp ăn trong Trung đoàn với giá thấp hơn thị trường cùng thời điểm từ 10 đến 15%. 

Trung tá Vũ Trường Giang - Chủ nhiệm Hậu cần Trung đoàn chia sẻ: “Để chăn nuôi ếch đạt năng suất, sản lượng cao, trước tiên phải chú ý khâu chọn giống. Chúng tôi đã chọn mua con giống ở các cơ sở có uy tín. Ếch giống chọn những con khỏe mạnh. Quá trình chăn nuôi chú trọng khâu cho ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng và kịp thời phát hiện bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả. Thức ăn cho ếch chủ yếu sử dụng thức ăn được chế biến sẵn ở dạng viên (mua tại các cơ sở kinh doanh) kết hợp với thức ăn tận dụng từ thức ăn thừa của nhà bếp băm nhỏ; mỗi ngày cho ếch ăn từ 2 -3 lần. Bên cạnh đó, người nuôi phải am hiểu đặc tính sinh trưởng cũng như kỹ thuật nuôi ếch. Nuôi ếch trên mặt ao sẽ tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa, hoặc phân ếch làm thức ăn cho cá. Ngược lại, cá sẽ làm nhiệm vụ vệ sinh đáy ao, cải tạo nguồn nước, hạn chế dịch bệnh xảy ra”.

Nuôi ếch kết hợp trong ao thả cá ở Trung đoàn 218 là mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả cao, góp phần bổ sung nguồn thực phẩm chất lượng cao phục vụ bữa ăn bộ đội. Mô hình này cần được nhân rộng trong các đơn vị của Quân chủng nhằm nâng cao hiệu quả tăng gia chăn nuôii, góp phần cải thiện đời sống bộ đội.

Báo Phòng không không quân
Đăng ngày 12/08/2022
Ánh Tuyết
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 09:09 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 09:09 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 09:09 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:09 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 09:09 19/03/2024