Cơ hội phát triển cao từ nghề nuôi cá bớp

Cá bớp là một loài cá nuôi tiềm năng, cho hiệu quả kinh tế cao. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi.

Nuôi cá bớp có cơ hội phát triển mới. Ảnh: danviet.mediacdn.vn
Nuôi cá bớp có cơ hội phát triển mới. Ảnh: danviet.mediacdn.vn

Hiện cá bớp có giá trên thị trường khá cao, việc đẩy mạnh sản xuất giống sẽ giúp ổn định chất lượng nguồn giống và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá bớp.

Đặc tính của cá bớp

Cá bớp có tên khoa học là Rachycentron canadum, là một loài cá biển đại diện duy nhất của chi Rachycentron. Cá có đầu khá to, miệng rộng, hàm răng sắc bén. Thân hình hơi tròn trịa với lớp da dày và phần bụng chứa nhiều mỡ. Thức ăn của chúng thường là các loài như: Cua, mực và cá. 

Cá bớp thương phẩmCá bớp thương phẩm. Ảnh: cagiongtruongphat.com

Cá bớp thường đơn độc, ngoại trừ quy tụ để sinh sản hàng năm. Thông thường có thể tìm thấy cá bớp ở các vùng biển nhiệt đới ấm như Tây và Đông Đại Tây Dương, khắp Caribe và Thái Bình Dương. Cá bớp là sinh vật rộng nhiệt, tức là chịu đựng một phạm vi nhiệt độ rộng, từ 1,6 - 32,2°C và cũng là sinh vật rộng muối, có thể sống ở độ mặn từ 5 - 44,5 ppt.

Cá bớp có giá trị cao

Được biết đến là một trong những loài cá nuôi biển chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi cá lồng ven biển và hải đảo. Cá bớp là dòng cá có kích thước lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh (sau 1 năm nuôi có thể đạt đến 5 – 10kg), trong 100g cá bớp có chứa tới 100 kcal nên chúng là loại cá có giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cao.

Phần đầu của cá bớp khi ăn sẽ cảm nhận được sự dai dai, giòn giòn vì có khá nhiều sụn. Còn phần thịt cá thì vừa nhiều, vừa trắng lại ngọt, béo ngậy, không có mùi tanh nên có thể phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Đặc biệt, cá không có nhiều xương răm nên rất thuận tiện cho quá trình chế biến cũng như thưởng thức món ăn, chỉ cần lọc bỏ lớp xương giữa với những xương lớn xung quanh là có thể dùng được.

Ngoài ra, thịt cá chứa một lượng protein khá dồi dào nhưng ít béo phù hợp cho những người bị bệnh béo phì. Thêm vào đó, còn có khá ít hàm lượng cholesterol nên rất tốt cho người bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, nhất là ở người cao tuổi và nhiều dưỡng chất khác như omega 3, Iot, khoàng chất và nhiều loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Gia tăng hoạt động ương giống cá bớp

Hiện cá bớp được nuôi phổ biến ở nhiều nơi, nên nhu cầu con giống vì thế cũng tăng cao. Trước đây, người nuôi cá chủ yếu dựa vào nguồn cá giống khai thác tự nhiên nên gặp nhiều khó khăn về số lượng và chất lượng con giống. 

Ương giống cá bớpƯơng giống cá bớp chất lượng. Ảnh: cagiongtruongphat.com

Từ khi được nghiên cứu và sản xuất giống nhân tạo thành công, nghề nuôi cá bớp ngày càng phát triển. Nhờ đó quy trình sản xuất giống dần ổn định và đơn giản hóa nên dễ áp dụng được ở nhiều địa phương. 

Cá bớp giống chất lượng

Cá bớp giống chất lượng có thân thon dài, màu sắc tươi đẹp, không tóp bụng, bụng không phình to và có màu tương đối so với thân và đuôi. 

Cá giốngChất lượng cá giống ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá bớp. Ảnh: cagiongtruongphat.com

Cá bớp sinh sản quanh năm nếu được nuôi dưỡng trong ao kiểm soát tốt các chỉ tiêu chất lượng nước và thức ăn phù hợp. Cá bớp bố mẹ sẽ sản xuất trên 1,4 triệu trứng mỗi đợt sinh sản, trung bình 2,5 lít trứng được thụ tinh sẽ có tỷ lệ thụ tinh trên 80%. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi ngày càng phát triển, nhiều địa phương thực hiện việc ương cá giống cho hiệu quả cao, mạnh nhất là ở tỉnh Khánh Hòa. Trên địa bàn xã Ninh Ích (xã Ninh Hòa), năm 2015 (thời điểm bắt đầu triển khai nghề nuôi) chỉ có 6 cơ sở ương cá giống thì đến 2020, toàn xã đã có hàng chục cơ sở. 

Trừ chi phí, khi đầu ra thuận lợi mỗi hộ nuôi thu về lợi nhuận đạt hơn 100 triệu đồng thông qua xuất bán hàng chục nghìn con cá bớp. Đầu tiên, các cơ sở sẽ nhập trứng về ấp nở, sau đó nuôi ương trong ao đến khi cá đạt kích cỡ thừ 11 – 12cm thì xuất bán. Nhiều hộ ương lãi từ 400 – 500 triệu đồng/ha/năm.

Ở nước ta, cá bớp được nuôi ngày càng nhiều, đặc biệt ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hoà, Kiên Giang, Phú Yên,... So với tôm hùm, thì cá bớp là đối tượng nuôi có chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi (nguồn thức ăn là cá tạp nên dễ tìm và quản lý lồng nuôi), nhanh lớn, nhất là tỷ lệ sống và lợi nhuận cao hơn một số vật nuôi khác và ít rủi ro hơn nên được nhiều người dân mạnh dạn đầu tư. 

Ở một số tỉnh ven biển có kết hợp các khu vực nuôi cá bớp với mô hình du lịch sinh thái, mang lại nhiều giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nuôi và quảng bá du lịch địa phương.

Đăng ngày 01/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 14:40 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 14:40 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 14:40 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:40 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 14:40 19/03/2024