Tính đến hết tháng 8/2018, XK cá tra đạt 1,41 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ mức tăng trưởng giá trị XK khả quan sang một số thị trường lớn như: Trung Quốc - Hong Kong, Mỹ, EU, ASEAN, UAE, Colombia nên tổng XK sản phẩm này vượt so với dự đoán.
Đến tháng 9/2018 giá trị xuất khẩu cá tra đã lên tới 1,9 tỷ USD, giá cá tra xuất khẩu vào Mỹ đã cao nhất thị trường với khoảng 5$/kg. Giá cá tra nguyên liệu từ 35 - 36.000đ/kg cao nhất trong vòng 20 năm qua. Với mức giá này thì bà con nuôi cá tra lời từ 8.000 - 9.000đ/kg. Nói như nhiều người cá tra đang trở lại thời kỳ vàng son.
Không còn cảnh những cái ao bỏ trống, nông dân nuôi cá ngồi bó gối, thở dài, giờ đây ở ĐBSCL quang cảnh nhộn nhịp đã bắt đầu xuất hiện trở lại. Có 2 lý do chính khiến việc nuôi và xuất khẩu cá tra chuyển mình mạnh mẽ. Đầu tiên là việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá cá tra giai đoạn POR14 với mức thuế thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó. Nguyên nhân thứ hai là Cục Thanh tra An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa ra thông báo công nhận hệ thống quản lý chất lượng cá da trơn của Việt Nam tương đương yêu cầu quản lý chất lượng của nước này.
Thông báo chính thức của cục thanh tra an toàn VSTP Mỹ được đăng trên công báo ngày 19/9 vừa qua cũng theo đề xuất thì các sản phẩm cá da trơn thô Việt Nam sản xuất tại các cơ sở được chứng nhận mới đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ, tất cả các sản phẩm như vậy sẽ tiếp tục chịu sự kiểm tra lại của các điểm kiểm định của nước này.
Mỹ hiện là nước đứng thứ 2 về nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam sau Trung Quốc tính đến hết tháng 8 giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 321 triệu USD tăng 34,2% so với cùng kỳ.
Một câu hỏi được đặt ra: Liệu sau công bố công nhận hệ thống quản lý chất lượng cá da trơn của Việt Nam tương đương thì cá da trơn Việt Nam liệu có dễ dàng xuất khẩu sang Mỹ hay không?
PV Trường Sơn thường trú tại Mỹ đã cho biết: "Tôi không nghĩ là sẽ không dễ dàng hơn bởi việc được công nhận tương đương sẽ mới chỉ đảm bảo điều kiện cần để các doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu cá tra sang Mỹ. Còn rất nhiều các điều kiện đủ khác nữa ví dụ tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ cơ bản vẫn vậy. Cần lưu ý hiện bộ Nông nghiệp Mỹ mới chỉ đề xuất công nhận còn chính thức hay không thì còn phải đợi đến cuối năm nay."
Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để vượt qua được rảo cản thuế quan và phi thuế quan?
Theo PV Trường Sơn: "Đúng là trong thời gian gần đây, Mỹ đã thực hiện các chính sách thương mại mang tính bảo hộ tương đối nặng với nhiều nhóm hàng hóa của nhiều nước xuất sang Mỹ, chứ không chỉ mặt hàng nông thủy sản. Nhiều ràng rào thuế quan và phi thuế quan đã được dựng lên tuy nhiên quy mô lớn cũng khiến thị trường Mỹ có sức hấp dẫn bậc nhất toàn cầu đáng để đầu tư công sức. Theo các chuyên gia thương mại cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên có cách tiếp cận bình tĩnh và dài hạn. Có như thế thì mới tìm được giải pháp vượt qua các rào cản thị trường Mỹ, ngoài ra cần làm tốt công tác tổ chức sản xuất, quản lý lưu trữ tốt các thông tin liên quan tới quá trình này và kịp thời cung cấp khi có yêu cầu. "
Đối với nông dân nuôi cá khi nghe thông tin này người dân vẫn luôn trăn trở điều kiện sản xuất sao cho tương đồng với Mỹ. Trước thực trạng đó Bộ NNPTNT đã cụ thể hóa bằng chương trình kiểm soát ATTP cho các sản phẩn cá và các sản phẩm cá xuất khẩu sang thị trường Mỹ bằng quyết định số 3379 theo đó:
Cách đây khoảng chục năm, ở ĐBSCL không thiếu những tỉ phú cá tra. Tuy nhiên, do không tuân theo quy luật cung - cầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hầu hết họ đều trắng tay. Chính vì thế, cơ hội trở mình lần này đã giúp bà con sớm nhận ra con đường phát triển ổn định và bền vững.