Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
Thuốc tây được mua dễ dàng tại các tiệm thuốc địa phương

Tình trạng báo động khi tự ý sử dụng kháng sinh cho người trị bệnh tôm 

Qua tìm hiểu, tại một số địa phương nuôi tôm, đặc biệt là khu vực ĐBSCL đang có xu hướng hướng dẫn nhau sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trị bệnh cho người, nhưng lại được đem vào sử dụng cho tôm. Điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho tình hình ao nuôi.  

Thuốc tây được nghiên cứu và phát triển dành riêng cho người, vì vậy việc tự ý đưa vào sử dụng để trị bệnh cho tôm là không phù hợp và gây nguy hại. Ngoài ra, theo thông tư liên bộ Y tế - NN&PTNT, nghiêm cấm sử dụng thuốc dùng cho người để chữa bệnh cho động vật và ngược lại. Do vậy nếu phát hiện sự việc này, cơ quan chức năng có thể xử phạt cả tiệm thuốc tây lẫn người nuôi tôm. 

Mặt khác, thuốc tây được chỉ định với liều dùng dành riêng cho người, nếu dùng liều này cho tôm thì không phù hợp vì mỗi loài có liều dùng khác nhau dựa trên đặc tính loài và đặc tính dược động học của thuốc. 

Nếu sử dụng kháng sinh không phù hợp sẽ gây tác hại cho ao và vật nuôi 

Trong hoạt động xuất nhập khẩu 

Tồn đọng dư lượng kháng sinh cao trong tôm khiến tôm không đạt chuẩn để xuất khẩu. Vì thế sẽ làm giảm giá trị của con tôm. Lại còn gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng . Nghiêm trọng nhất là khi tôm thành phẩm vượt ngưỡng kháng sinh cho phép. 

Các cơ quan thẩm quyền về xuất nhập khẩu có thể cấm lô hàng của chúng ta. Hoặc nghiêm trọng hơn là đánh giá thấp chất lượng con Tôm Việt Nam. Qua đó làm giảm giá thành xuất khẩu, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các hộ nuôi. 

Tôm thẻLạm dụng kháng sinh sẽ làm giá trị tôm thay đổi 

Ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng 

Người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác hại khi ăn phải Tôm tồn đọng lượng kháng sinh vượt ngưỡng. Điển hình là phản ứng dị ứng hoặc ngộ độc. Phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột, ngộ độc mãn tính khi tiếp xúc với lượng tồn dư thấp trong thời gian dài. Tiềm năng xuất hiện đề kháng vi khuẩn có hại gây bệnh ở người. 

Gây hiện tượng kháng kháng sinh 

Gây ra hiện tượng kháng kháng sinh trên tôm và cả trên người: Tôm sử dụng kháng sinh quá liều gây lờn kháng sinh. Người sử dụng ăn phải sản phẩm tồn đọng lưu lượng kháng sinh. 

Lượng kháng sinh trong sản phẩm không đủ để diệt mầm bệnh hay vi khuẩn ở người. Do đó chúng vẫn tồn tại, sinh sản ra những thế hệ con cháu không có tính cảm ứng ( sensible) với 1 hay với nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó. Gây hiện tượng kháng kháng sinh ở người, rất nghiệm trọng trong y tế làm hạn chế thuốc trị bệnh ở người. 

Gây chết các vi khuẩn có lợi trong ao nuôi 

Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ao nuôi. Một trong những tác hại nghiêm trọng của việc lạm dụng kháng sinh là gây nguy hại cho hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi. Kháng sinh phổ rộng tiêu diệt cả vi khuẩn xấu và tốt. Vì vậy nếu sử dụng không đúng cách và liệu lượng có thể mang  lại hiệu quả không tốt cho ao nuôi của bạn. 

Vi khuẩnSử dụng sai thuốc làm cho vi khuẩn có lợi chết đi

Giảm sức đề kháng 

Lạm dụng kháng sinh có thể gây tổn thương gan cho cá và tôm nuôi. Ảnh hưởng đến sức đề kháng và khả năng phát triển của chúng. 

Vi khuẩn nhờn kháng sinh 

Các hộ dân vẫn sử dụng  kháng sinh vô tội vạ khi không có biểu hiện bệnh lý nào. Mục đích chính của họ là để phòng bệnh. Tuy nhiên, việc này lại gây tác hại nhiều hơn là lợi. Gây hiện tượng nhờn thuốc khi các vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh quá nhiều lần. Dẫn đến lần tiếp theo khi sử dụng thuốc không còn tác dụng điều trị bệnh gây thiệt hại toàn vụ nuôi. 

Vậy sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm như thế nào là hợp lý? 

Kháng sinh như tên gọi của nó có nghĩa là chống lại các vi sinh vật, cụ thể là vi khuẩn. Vì vậy thuốc kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn. Kháng sinh không điều trị các bệnh do vi-rút hoặc nấm. 

Sử dụng kháng sinh đúng với loại vi khuẩn muốn hạn chế. Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo và đúng thời gian để hạn chế vi khuẩn gây bệnh. 

Lựa chọn những loại kháng sinh được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng trong thủy sản và nuôi tôm … Tránh sử dụng những loại kháng sinh lạ. 

Chọn kháng sinh phổ hẹp. Hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể gây nhờn thuốc 

Người nuôi nên tìm hiểu về các loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản 

Chỉ có một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm: 

- Tetracycline (như Oxytetracycline): có tác dụng kìm hãm cả vi khuẩn Gram+ và Gram- 

- Quinolones (như Sarafloxacin): có cả tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn thuộc nhóm Gram+ 

- Macrolides (như Erythromycin): có thể dùng kết hợp với tetracyclin và rifampicine 

- Sulphonamides: được dùng chung với trimethoprim hay methoprim 

Qua đó, bà con dễ dàng nhận thấy được tác hại của việc sử dụng sai loại thuốc phòng và chữa bệnh cho tôm gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Không những ảnh hưởng trực tiếp lên ao nuôi mà còn làm cho người nuôi tốn kém chi phí sản xuất. Vì vậy, mong quý bà con hãy luôn cân nhắc lựa chọn các sản phẩm phù hợp, đặc biệt khai trừ việc sử dụng thuốc tây trong ao nuôi tôm triệt để để đảm bảo an toàn trong nuôi trồng thủy sản. 

Đăng ngày 08/12/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Nuôi trồng

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 06:11 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 06:11 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 06:11 01/05/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 06:11 01/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 06:11 01/05/2024