Có nên nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt?

Từ năm 2015 đến nay, nông dân một số xã ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp đã bỏ tôm càng xanh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

ao tôm
Vùng nuôi tôm càng xanh trước đây giờ phần lớn đã được chuyển sang nuôi tôm thẻ

Mặc dù ngành chức năng không khuyến khích, song đến nay toàn huyện đã có tới 149,3ha tôm thẻ.

Ông Hứa Văn Điển, xã Phú Thành B cho biết, gia đình ông chuyển sang nuôi tôm thẻ và đã có 4 vụ thành công. Tôm càng xanh trước đây chỉ nuôi lời được một, hai vụ sau đó thì toàn lỗ, nợ ngân hàng trên 1 tỷ đồng. Cuối năm 2015, thấy một số hộ xung quanh chuyển sang nuôi tôm thẻ thành công nên ông chuyển sang nuôi thử, lúc đầu là nuôi ghép với tôm càng xanh sau đó mới chuyển hẳn sang tôm thẻ, chỉ sau hơn 1 năm nuôi đã trả gần dứt nợ ngân hàng.

Để nuôi tôm thẻ, người dân phải “thuần” con giống trên bể hoặc trong ao nhỏ (khoảng 15 ngày) trước khi thả xuống nuôi và cung cấp đủ lượng khoáng nên con giống phát triển tốt ở vùng nước ngọt mà không cần sử dụng nước giếng.

Nhiều nông dân cũng cho biết, so với nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm thẻ có năng suất và giá cao hơn, trong khi thời gian nuôi chỉ hơn 2 tháng nên dễ xoay vòng vốn.

“Tôm thẻ thường chỉ nuôi khoảng 55 - 60 là cho thu hoạch với sản lượng trung bình khoảng 1,5 - 1,6 tấn/ha, giá bán 100 - 120 ngàn đồng/kg, lãi khoảng 75 - 80 triệu đồng, trong khi nuôi tôm càng xanh phải chia nhiều đợt thu hoạch, giá bán không cao”, ông Phạm Văn Tiễn, xã Phú Thành B cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho hay, sau khi UBND tỉnh có công văn không cho người dân khoan giếng nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt, địa phương đã tiến hành rà soát và trám lấp toàn bộ giếng khoan dùng lấy nước nuôi tôm trước đó, với số lượng từ năm 2016 đến nay là 63 giếng.

Quan điểm của huyện là không khuyến khích tăng diện tích nuôi và khoan giếng lấy nước. Huyện đề xuất với Sở NN-PTNT cho thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt tại một hộ trên địa bàn xã Phú Thành B. Sở cũng đã tổ chức hội thảo để đánh giá về hiệu quả của mô hình, tuy nhiên vẫn chưa ngã ngũ việc cấm nuôi hay không. Về lâu dài địa phương kiến nghị có đề tài nghiên cứu sâu về tác động của con tôm thẻ đối với vùng nước ngọt để có cơ sở đánh giá cũng như trả lời bà con…


Chuyển sang nuôi tôm thẻ, gia đình ông Hứa Văn Điển đã trả gần hết nợ ngân hàng

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, quan điểm của ngành là không cấm nuôi tôm thẻ mà đưa tôm thẻ vào loại vật nuôi quản lý có điều kiện. Trong đó, các điều kiện cụ thể đó là, quản lý những nơi đã nuôi không vi phạm các điều kiện về vùng nuôi, không khoan giếng, rải muối tác động làm cho nước lợ… Nếu đảm bảo đủ các điều kiện này thì sẽ xem xét.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, khi chưa có nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực nghiệm chính xác về vấn đề này thì việc phát triển tôm thẻ vùng nước ngọt là không đúng quy định. Tỉnh sẽ kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN-PTNT có nghiên cứu đánh giá việc nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt. Trước mắt phải quản lý chặt việc nuôi tôm thẻ theo hiện trạng có sự đánh giá của các ngành chức năng.

Nông Nghiệp Việt Nam, 17/08/2017
Đăng ngày 17/08/2017
Trần An
Nuôi trồng

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:37 03/12/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 10:37 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 10:37 03/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 10:37 03/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 03/12/2024
Some text some message..