Có nghề nhờ hồ thủy điện

Mường Mô là xã tái định cư thủy điện thuộc vùng thấp của huyện biên giới Nậm Nhùn (Lai Châu). Lên “quê hương mới”, người dân tái định cư Mường Mô đã tìm ra hướng đi mới để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

khai thac thuy san
Người dân Mường Mô khai thác thủy sản lòng hồ thủy điện. Ảnh: N.D

Thu nhập ổn hơn

Sáng sớm tinh mơ, ông Mào Văn Kinh ở bản Cang, xã Mường Mô lại chuẩn bị những vật dụng cần thiết để xuống vó bè đánh cá được đặt ở lòng hồ thủy điện ngay gần nhà. Thời gian này, nước dâng cao tạo ra một vùng lòng hồ rộng đã mang đến một nguồn thủy sản phong phú và đa dạng. Chính vì thế, mỗi tối hàng ngày, ông Kinh ra vó bè thắp đèn để thu hút tôm cá vào lưới, đến rạng sáng hôm sau lại cất vó lên; thời gian cất vó thường diễn ra từ khoảng thời gian 4 - 5 giờ sáng. Trung bình mỗi ngày cất vó, ông cũng có được hàng chục kg tôm cá các loại. Những “chiến lợi phẩm” ấy phần lớn để bán cho các thương lái đã đặt hàng trước, trung bình mỗi ngày bán cũng được vài trăm nghìn đồng; số còn lại phục vụ nhu cầu trong bữa cơm hàng ngày của gia đình ông.

Xã tái định cư Mường Mô có 9 bản với 7 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 43,7% theo tiêu chí mới. Ở Mường Mô, khi mặt hồ thủy điện được hình thành, có rất nhiều hộ đã tự bỏ tiền ra đầu tư mua lưới, chài, vó bè và các nông cụ khác để đánh bắt cá. Thậm chí một số hộ coi đánh bắt thủy sản lòng hồ là một nghề chính để làm kinh tế. Các loại hình dịch vụ buôn bán chài lưới vì thế mà cũng mọc lên và phát triển. Ông Hỏ Văn Ninh - Trưởng bản Mường Mô cho biết, khi người dân di chuyển lên nơi ở mới cũng là lúc nghề đánh bắt cá bắt đầu phát triển. Với các hộ dân tham gia đánh bắt tôm cá, bản và xã cũng vận động tuyên truyền để sao cho việc khai thác nguồn lợi thủy sản một cách an toàn, ổn định và bền vững nhất.

Tiềm năng từ cây ăn quả

Ngoài nghề đánh bắt thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân tái định cư Mường Mô, tỉnh Lai Châu đang định hướng phát triển trồng cây ăn quả sẽ mở thêm một hướng thoát nghèo mới cho đồng bào tái định cư nơi đây. Nhận thấy những tiềm năng, lợi thế về khí hậu và đất đai tại Mường Mô, cuối tháng 12.2015, tỉnh Lai Châu đã quyết định phê duyệt dự án trồng nhãn tập trung trên địa bàn xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn với quy mô 100ha; trong đó giống nhãn chín sớm chiếm 30% diện tích và giống nhãn chín muộn chiếm 70% diện tích. Dự án được thực hiện từ nay đến năm 2018 tại các bản Nậm Hài, Mường Mô, Bản Cang, km 41 và Pa Mô; tổng nguồn kinh phí thực hiện là gần 3,2 tỷ đồng do Nhà nước hỗ trợ 100%.

Là 1 trong 200 hộ đăng ký trồng nhãn trong dự án, ông Lò Văn Thêm ở bản Nậm Hài chỉ cần bỏ công sức phát dọn và chăm sóc, còn chi phí vật tư phân bón, công tác khuyến nông 3 năm đầu đều được Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn.

“Gia đình tôi có 4 khẩu, kinh tế gia đình chủ yếu là đánh bắt cá, chăn nuôi nhỏ và làm lúa nương. Khi biết Nhà nước có chủ trương trồng nhãn, gia đình đã đăng ký và cùng các hộ khác phát dọn nương để chuẩn bị cho việc đào hồ, làm đường băng trồng nhãn. Trước kia tại nơi ở cũ, nhiều gia đình cũng trồng cây ăn quả nhưng rất nhỏ lẻ và manh mún. Giờ đây Nhà nước có dự án trồng cây ăn quả như thế, bà con ai cũng phấn khởi, hy vọng sau này cây trái sẽ cho thu nhập đáng kể” – ông Thêm cho hay. 

Đánh bắt thủy sản vùng lòng hồ thủy điện và trồng cây ăn quả là 2 trong nhiều mô hình nông nghiệp được xã triển khai. Phát triển cây ăn quả ở đây sẽ mang lại nhiều lợi ích, quan trọng hơn là mang lại thu nhập cho các hộ nông dân, làm giảm khoảng cách giàu nghèo”. Bà Lù Thị Sen - Bí thư Đảng ủy xã Mường Mô

Báo Dân Việt, 11/10/2016
Đăng ngày 11/10/2016
Nguyễn Mương
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 19:43 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 19:43 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 19:43 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:43 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 19:43 16/11/2024
Some text some message..