Cổ phiếu thủy sản Hùng Vương có thành... “cổ phiếu trà đá”?

Những khó khăn dồn dập thời gian qua khiến cổ phiếu của “vua cá tra” Hùng Vương (Công ty CP Hùng Vương, mã HVG) chỉ xoay quanh vùng giá 6.000 đồng/CP. Những hướng đi, chiến lược M&A của “vua cá tra” Dương Ngọc Minh đang khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ, thậm chí thất vọng...

Cổ phiếu thủy sản Hùng Vương có thành... “cổ phiếu trà đá”?
Cổ phiếu thủy sản Hùng Vương có thành... “cổ phiếu trà đá”?

Mới đây nhất, Cơ quan Thanh tra An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa chính thức áp dụng chương trình giám sát cá da trơn vào Mỹ từ ngày 2.8, đã khiến không ít nhà đầu tư lo ngại: Liệu HVG có giữ vững được “miếng bánh”, khi trung bình hàng tháng, công ty đang xuất khẩu hơn 250 container cá với giá trị xuất khẩu 14 triệu/tháng vào thị trường Mỹ.

M&A "hoành tráng" và khoản nợ khủng...

Vốn được xem là "Vua cá tra" tại Việt Nam, sau hàng loạt thương vụ M&A hoành tráng, Hùng Vương gần như đã hoàn thành chuỗi khép kín từ con giống; thức ăn, vùng nuôi riêng, nhà máy chế biến và hệ thống kho lạnh… Cổ phiếu HVG thời điểm đó cũng được giới đầu tư săn lùng và giá trị thị trường của cổ phiếu HVG có khi tăng lên vùng giá 50.000 đồng/CP.

Không thể phủ nhận, những thương vụ M&A này đã giúp HVG “phình to” ra về quy mô, nhưng cũng tiềm ẩn không ít khó khăn khi tỷ lệ vay nợ ngày càng tăng lên, chi phí tài chính tăng cao cùng với những bất lợi về tỷ giá, thị trường... khiến HVG từ “đỉnh điểm” năm 2011 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 540 tỷ đồng, dần trở nên kém thế so với các đối thủ cùng ngành. Đà “tụt dần đều” về kết quả kinh doanh từ năm 2012 trở đi khiến cổ phiếu HVG trở về quanh mức mệnh giá (10.000 đồng/CP) và một thời gian dài tụt hẳn xuống dưới mệnh giá.

Thị trường xuất khẩu cá tra trong năm 2016 cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó ngoài việc thị trường châu Âu sụt giảm sản lượng nhập khẩu, thì với thị trường Mỹ mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng liên tục bị áp các loại thuế chống bán phá giá và các luật mới của Mỹ. Những yếu tố này đã gây rất nhiều khó khăn cho các DN cá tra xuất khẩu vào Mỹ, trong đó có Hùng Vương.

Tuy nhiên, với các chuyên gia kinh tế thì những yếu tố kể trên chỉ “như mồi lửa” tác động đến đà sụt giảm của HVG, bởi thực tế nguyên nhân chính khiến HVG “bế tắc” đến từ việc DN này cõng trên lưng khoản nợ vay hơn 8.070 tỷ đồng (chiếm 53% tổng tài sản DN), khiến lãi vay của HVG đang không ngừng tăng. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2016, chi phí tài chính của DN này lên đến 577 tỷ đồng, trong đó có đến 480 tỷ đồng lãi vay phải trả đã góp phần dẫn đến khoản lỗ 49 tỷ đồng sau kiểm toán.

thủy sản gặp khó, xuất khẩu cá da trơn, Hùng Vương, vua cá tra

Thủy sản Hùng Vương đang gánh khoản nợ khủng (Ảnh: IT)

“Nhà dột, còn gặp mưa đêm”?

Những khó khăn chồng chất của năm 2016 khiến “vua cá tra” Hùng Vương lần đầu tiên đứng trước nguy cơ phải “thoái vốn” tại các doanh nghiệp mà mình đã... dày công M&A.

Còn nhớ, hồi tháng 3.2016, Hùng Vương đã thương thảo với đối tác Nhật, chấp nhận bán 56% vốn tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Ta với giá trị khoảng 460 tỷ đồng (giá trị vốn hóa của Sao Ta vào khoảng 575 tỷ đồng). Đây là quyết định đưa ra nhằm cứu vãn khoản thua lỗ lớn mà Hùng Vương đang phải gánh chịu. Tuy nhiên, sau khi có được hợp đồng xuất khẩu từ hội chợ tại Boston (Mỹ) vào tháng 3.2017, Hùng Vương đã quyết định giữ lại Sao Ta.

Không chỉ Sao Ta, trong thời gian Hùng Vương gặp khó khăn, Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) cũng đã ngỏ ý mua lại Việt Thắng với giá 250 triệu USD, tuy nhiên, cho rằng mức giá này quá rẻ, cùng với nhận định đây sẽ là chủ lực giúp HVG phát triển ngành chăn nuôi heo nên HVG đã từ chối thương vụ này.

Một loạt các thương vụ mở rộng thị trường sau đó đã được “vua cá tra” Dương Ngọc Minh đưa ra trước tình hình làm ăn thua lỗ, nợ vay tăng cao, cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo... Chẳng hạn, kế hoạch đưa sản phẩm trực tiếp sản xuất vào thị trường Nga của HVG bị thất bại, theo giải thích của ông Minh là do thủ tục... hành chính tại Việt Nam. Hoặc, kế hoạch hợp tác với đối tác tài chính Singapore nhằm đưa hàng vào hệ thống siêu thị lớn tại Indonesia cũng không thành công như mong đợi.

Trong tình thế ngày càng khó khăn, ông Minh lại tiếp tục “vẽ” ra kế hoạch đưa hàng vào 50 hệ thống chợ tại Mỹ khi dự định mua cổ phần của các hệ thống chợ này. Tuy nhiên, cuối cùng dự án cũng... im hơi lặng tiếng.

Đặc biệt, một mảng đầu tư khá mới của Hùng Vương là ngành chăn nuôi heo (năm 2015, Hùng Vương đã đầu tư rất bài bản với trị giá 10 triệu USD nhập khẩu heo giống về Việt Nam đầu tư trang trại) tưởng chừng sẽ là đột phá của “vua cá tra” HVG trong năm 2016 nhưng cuối cùng cũng không mấy khả quan khi gần cuối năm 2016, giá heo rớt thê thảm...

Hàng loạt những bất lợi về kinh doanh khiến cổ phiếu HVG lùi sâu về mức dưới mệnh giá, chỉ quanh quẩn quanh vùng 6.000 đồng/CP.

Dường như, tình hình càng tệ hơn khi mới đây Hùng Vương đã công bố Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2017 cho kỳ kế toán 1.10.2016 đến 31.3.2017, trong đó thay vì lỗ 31 tỷ đồng, HVG báo lỗ tăng lên hơn 140 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Nguyên nhân được lý giải là do sau soát xét, các khoản chi phí quản lý tăng mạnh, và còn ghi thêm lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết…Kết quả này cùng với việc vi phạm quy định công bố thông tin khiến HVG mới đây lại nhận thêm mức phạt 185 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Kết quả này khiến cổ phiếu HVG lại có thêm nhiều phiên... “đỏ sàn”.

“Miếng bánh” kế hoạch có còn hấp dẫn?

Được biết, dù tình hình kinh doanh khá bất lợi nhưng HVG vẫn đặt ra mục tiêu doanh thu năm 2017 chạm mốc 20.000 tỷ đồng, đạt lợi nhận 400 tỷ đồng. Bước sang năm 2018, mức doanh thu sẽ tăng trưởng 25%, đạt 25.000 tỷ đồng. Về các khoản nợ vay, tại Đại hội cổ đông 2017, ông Minh trấn an rằng, vào khoảng tháng 9 nợ sẽ giảm khoảng 50% vì lúc đó nhờ các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, cá tồn kho sẽ bán ra hết..

Báo Dân Việt
Đăng ngày 12/08/2017
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 02:34 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:34 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 02:34 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:34 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 02:34 06/11/2024
Some text some message..