Cơ sở cải thiện nghiên cứu dịch bệnh trong RAS

Các thử thách dịch bệnh đầu tiên được thực hiện trong một hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) đã cung cấp những hiểu biết mới về sự lây lan của dịch bệnh trong các hệ thống nuôi phổ biến này.

cá hồi
Đối với cá hồi nuôi theo mô hình RAS, mầm bệnh có thể phát triển nhah hơn so với hệ thống dòng chảy.. Ảnh: APnews Ảnh:

Với số lượng ngày càng tăng của sản lượng cá được sản xuất trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS - dù cá con hay nuôi thương phẩm - đã đến lúc ngành này có các cơ sở RAS, thay vì các cơ sở truyền thống, để thực hiện các thử nghiệm nghiên cứu dịch bệnh theo ý mình.

hệ thống RAS
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn được đánh giá là một trong các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, với đặc điểm nước thải thoát ra từ bể nuôi được lọc cơ học để loại bỏ chất thải rắn, lọc sinh học, khử khí CO2, cấp thêm oxy và diệt khuẩn bằng UV hoặc ozone, sau đó bơm tuần hoàn về bể nuôi. Ảnh minh họa: derwentgroup.

Viện Nghiên cứu Thực phẩm, Thủy sản và nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Na Uy (Nofima) phối hợp với Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Tromsø và Đại học Arctic để thành lập các cơ sở thử nghiệm RAS hoàn toàn mới nhằm cung cấp nhiều nghiên cứu phù hợp hơn cho ngành công nghiệp RAS, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh tật.

Các mô hình lây nhiễm là công cụ quan trọng trong nghiên cứu sức khỏe cá và các mô hình này phải giống với điều kiện thực tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, các cơ sở RAS chiếm ưu thế trong sản xuất cá hồi, do đó các mô hình lây nhiễm đã được đánh giá lại và điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống RAS.

Gần đây, các thử nghiệm lây nhiễm đầu tiên đã được Nofima thực hiện tại cơ sở mới. Kết luận sau các thí nghiệm đầu tiên là các mô hình lây nhiễm hoạt động rất tốt và các thử nghiệm trong hệ thống RAS có thể được thực hiện trong thời gian ngắn hơn so với các thử nghiệm được thực hiện trong hệ thống dòng chảy. 

Các giao thức mới

“Trong các thử nghiệm RAS, chúng tôi đã mô phỏng cách vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào các cơ sở RAS. Điều này cho phép nghiên cứu cách thức bệnh phát triển trên cá, đồng thời có thể điều tra cách thức và vị trí mầm bệnh tự hình thành và lây lan khắp hệ thống, ”Carlo C Lazado, nhà khoa học cấp cao tại Nofima cho biết.

Trong các báo cáo trước đây, Nofima đã chỉ ra rằng nhiều cơ sở RAS ở Na Uy và Bắc Mỹ có các quy trình khử trùng, nhưng không rõ hiệu quả của những quy trình này nếu mầm bệnh như virus và vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống.

Lazado cho biết: “Một số thử nghiệm được tiến hành trong cơ sở RAS mới sẽ cung cấp cho chúng tôi kiến thức về các khu vực quan trọng trong hệ thống, nơi mầm bệnh có khả năng phát triển mạnh. Kiến thức này sẽ rất quan trọng trong việc phát triển các quy trình đánh giá rủi ro trong RAS và quy trình khử trùng có hiệu quả sau khi dịch bệnh bùng phát.”

Carlo C. Lazado
Carlo C. Lazado, nhà khoa học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Thực phẩm, Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Na Uy. Ảnh: clazado.wixsite.com.

Tăng tốc và tinh chỉnh quá trình

Cơ sở RAS ở Tromsø là cơ sở đầu tiên thuộc loại hình này nơi thử nghiệm vi khuẩn có kiểm soát nhiễm trùng này trên cá hồi đã được báo cáo.

Lill-Heidi Johansen, nhà khoa học sức khỏe cá tại Nofima cho biết: “Gần đây khi chúng tôi tiến hành một cuộc thử nghiệm với mầm bệnh Yersinia ruckeri và thấy rằng bệnh phát triển nhanh hơn so với các hệ thống dòng chảy. Cá cũng dễ bị nhiễm bệnh thử nghiệm ở một giai đoạn khác trong chu kỳ sản xuất so với những gì chúng tôi đã quan sát trước đây. Điều này cung cấp sự linh hoạt hơn trong các thử nghiệm nhiễm trùng. Ngoài ra, chúng tôi sẽ kiểm tra sự lây nhiễm vi rút trong hệ thống để xem liệu các xu hướng tương tự có được quan sát hay không”.

Các chiến lược khử trùng đã đóng một vai trò quan trọng trong các thử nghiệm đã diễn ra từ trước cho đến nay. Đây là những yếu tố quan trọng để thiết lập các quy trình khử trùng ở cơ sở RAS và là cách để quản lý các đợt bùng phát dịch bệnh.

Nguồn: Facility improves disease research in RAS, The Fish Site, Disease, 10/10/2021

Đăng ngày 11/10/2021
Lệ Thủy @le-thuy
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 22:58 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 22:58 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 22:58 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 22:58 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 22:58 19/12/2024
Some text some message..