Con cá tra gian lận và con cá tra tử tế

Hai câu chuyện về con cá tra và sự chọn lựa lâu dài của doanh nghiệp: gian lận hay đàng hoàng.

Con cá tra gian lận và con cá tra tử tế
Con cá tra đi Mỹ đang sang chảnh hơn con cá đi Trung Quốc, bị mạ băng gian lận giành giật khách hàng.

1. Hội chợ thuỷ sản quốc tế Vietfish 2017 vừa mới kết thúc sau ba ngày (từ 29 – 31/8) tại TP.HCM. Hội chợ năm nay chứng kiến làn sóng thương nhân châu Á, số đông đến từ Trung Quốc sang mua thuỷ hải sản khá rầm rộ. Không phải đến bây giờ mà từ hơn một năm nay, trong số các loài thuỷ hải sản, con cá tra được Trung Quốc săn đón ráo riết bởi giá vừa rẻ, vừa được đánh giá có chất lượng tốt hơn con cá rô phi nội địa. Đi đến gian hàng cá tra nào cũng có sự xuất hiện của mấy ông thương nhân Trung Quốc hỏi mua cá. Một doanh nghiệp cá ở An Giang cho biết, trong ba ngày diễn ra Vietfish, họ đón không dưới 20 doanh nhân Trung Quốc. Theo như yêu cầu, nếu có đủ sản lượng nguyên liệu thì có thể bán 50 container mỗi tháng, từ nay đến cuối năm 2017.

Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu rất lớn từ Trung Quốc, hội chợ Vietfish vẫn để lại một nỗi lo cũ, đó là “câu chuyện dài nhiều tập” liên quan đến tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh bán giá thấp. Ở các kỳ Vietfsh trước đây, thường, giá cá tra (cả nguyên liệu lẫn sản phẩm philê) đang cao ngất ngưởng, nhưng chỉ sau một ngày diễn ra hội chợ đã giảm mạnh. Năm nay cũng không ngoại lệ, có doanh nghiệp, ngay trong ngày đầu khai mạc đã “phát” giá cá tra bán đi Hong Kong có 1,8 USD/kg philê. Hỏi ra mới vỡ lẽ, họ mạ băng ba bốn chục phần trăm, quay tăng trọng từa lưa, đến mức miếng philê nhão ra như… cháo. Không ăn gian chất lượng, chắc chắn không thể có giá đó, vì riêng tiền nguyên liệu hiện đã là 26.000 đồng/kg. Giá xuất khẩu phải từ 2,5 USD trở lên mới có lời.

Thực trạng làm bậy làm bạ để giành giật khách hàng đã được cộng đồng doanh nghiệp cá tra nhắc đi nhắc lại nhiều năm rồi. Vấn nạn này không thuyên giảm mà luôn bộc lộ trong các kỳ hội chợ, nơi mà lẽ ra hình ảnh, thương hiệu con cá tra phải được tôn vinh cho khách hàng hiểu. Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng bộ Thuỷ sản (cũ) từng có hai đề xuất liên quan đến thương hiệu con cá tra. Thứ nhất là xây dựng hình ảnh, tiêu chuẩn philê cá tra quốc gia để chấn chỉnh tình trạng bán giá thấp, làm ăn gian dối chất lượng, gian dối trọng lượng. Thứ hai là phát triển một quỹ thị trường để quảng bá, xúc tiến thương hiệu. Rất tiếc, đến nay bộ Nông nghiệp vẫn chưa tiếp nhận ý kiến này. Theo bà Hồng Minh, sản lượng cá tra philê xuất khẩu chiếm tới hơn 80%, nhưng chúng ta vẫn chưa có quy chuẩn rõ ràng, nên mỗi doanh nghiệp làm một đàng. Số làm tốt thì ít mà gian dối thì nhiều, đến lúc cần thiết phải có quy chuẩn để ràng buộc người bán, người mua vào khuôn phép. Có như vậy thì mới tiến tới xây dựng thương hiệu, nâng hình ảnh con cá tra lên được.


2. Trong khi miếng cá tra đang bị làm chất lượng gian dối để bán rẻ rúng tại một số thị trường châu Á dễ tính, thì tại Mỹ, nó lại được tôn vinh như “ông hoàng bà chúa”. Những ngày này, doanh nghiệp cho biết giá bán 1kg cá tra vào Mỹ dao động trên mức 4 USD, trừ chi phí nguyên liệu, còn lời ít nhất 16.000 – 20.000 đồng. Tại sao cá tra có giá tại Mỹ? Đơn giản là vì, ngoài các chi phí đội lên sau ngày 2.8 (phải kiểm tra 100% lô hàng theo quyết định của cục Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ), doanh nghiệp đã biết phải làm ăn đàng hoàng hơn: bán cá tra đúng chất lượng như vốn có; giảm/không quay tăng trọng, giảm mạ băng, kiểm tra gắt gao kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… Vì hơn ai hết, doanh nghiệp thừa biết nếu vẫn bán cá tra kém chất lượng vào Mỹ sau ngày 2.8, thì nguy cơ bị trả về, nguy cơ bị cấm xuất khẩu là rất cao khi FSIS nâng tần suất kiểm tra lên 100%. Như vậy, việc con cá tra bị giám sát chặt tại thị trường Mỹ là tốt hay xấu? Chắc chắn sẽ mang lại nhiều hệ quả tốt hơn. Tạo cho doanh nghiệp thói quen làm ăn đàng hoàng, thói quen có trách nhiệm, có ý thức kiểm soát nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cũng liên quan đến thị trường Mỹ, ngày 23/8/2017, đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thông báo FSIS đã nhận được bản trả lời câu hỏi (SRT) của Việt Nam phục vụ quá trình đánh giá tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn, do FSIS thực hiện. Hồ sơ bao gồm bản trả lời câu hỏi (SRT) và trên 1.500 trang tài liệu kèm theo. Như vậy, Việt Nam đang ở bước thứ hai của quy trình đánh giá tương đương bao gồm sáu bước của nộ Nông nghiệp Mỹ. Các bước tiếp theo bao gồm việc trao đổi bổ sung thông tin giữa FSIS và cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Việt Nam (NAFIQAD); kiểm tra thực tế hệ thống kiểm soát tại Việt Nam; công bố dự thảo báo cáo thanh tra và quyết định tính tương đương.

Với việc NAFIQAD đã hoàn tất và nộp hồ sơ SRT cho FSIS trước thời hạn ngày 1.9, việc xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ tạm thời không bị gián đoạn, tuy nhiên, các lô hàng phải đáp ứng đầy đủ các quy định của FSIS. Một số doanh nghiệp cho biết, khó khăn lớn nhất hiện tại đó là hàng hoá phải vào I-house (kho kiểm tra do cơ quan USDA chỉ định) để FSIS tiến hành các bước kiểm tra, giám sát. Số I-house được chỉ định không nhiều, trong khi thời điểm này các doanh nghiệp lại có ý tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trước khi FSIS công bố con cá tra có được đánh giá tương đương hay không. Tình trạng này, khiến hàng hoá bị ách tắc nghiêm trọng tại Mỹ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị “chôn vốn”, bị đội chi phí, rủi ro hàng không đạt bị cắt code xuất khẩu là rất cao.

TGTT
Đăng ngày 07/09/2017
Bảo Anh
Doanh nghiệp

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 10:35 24/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:00 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 16:11 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 16:11 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 16:11 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 16:11 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 16:11 27/12/2024
Some text some message..