Con kênh chết có dấu hiệu phục hồi

Hơn một tháng sau (giữa tháng 8), PV Báo Lao Động trở lại khu vực kênh số 9 thuộc ấp 12 và nhận thấy con kênh chết ngày nào đã có dấu hiệu phục hồi.

kenh so 9
Nhà máy tạm ngưng hoạt động, tôm, cá đã về lại dòng kênh số 9.

Ngày 5.7, UBND tỉnh Bạc Liêu buộc Cty TNHH Anh Tuấn (chuyên chế biến vỏ đầu tôm) tạm ngưng hoạt động vì gây ô nhiễm môi trường trầm trọng sau khi hàng trăm người nuôi tôm phản ứng quyết liệt (Trang ĐBSCL Báo Lao Động đã phản ánh).

Kênh số 9 thuộc ấp 12 (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) là nơi cung cấp nước cho hàng ngàn ha nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu. Dưới kênh, người dân còn nuôi sò huyết. Sau khi nhà máy chế biến vỏ đầu tôm của Cty Anh Tuấn tạm thời ngưng hoạt động một tháng, con kênh chết đã có dấu hiệu hồi sinh.

Ông Nguyễn Hữu Chỉnh - nhà gần đầu kênh - vui mừng: “Tôm, cua, cá ngoài tự nhiên đã về rồi! Trong đầm nuôi tôm thiên nhiên của tui tép bạc, cua sinh sôi nhiều lắm. Đã 3 năm nay giờ mới thấy tôm lớn nhanh như gần đây. Nhà nước kịp thời cho ngưng hoạt động cái nhà máy đó mới có tôm, cá như vầy nè”. Dười kênh, 2 bên bờ người dân đã thả sò huyết như trước đây.

Ông Nguyễn Văn Trọng cho biết: “Con sò đã sống được rồi. Có thể do môi trường đã được cải thiện”. Theo người dân tại ấp 12 và ấp 15, lâu lắm rồi mới thấy tôm, cua tự nhiên sinh sống dưới dòng kênh chết này.

Tuy nhiên, nhiều người dân ở đây tỏ ra tiếc rẻ: Phải chi nhà máy ngưng hoạt động sớm đời sống người dân đâu đến nỗi khó khăn như hiện nay. Ông Chỉnh tính toán: “Mỗi năm riêng thiệt hại do không nuôi được sò tại kênh đã mất trên 10 tỉ đồng. Đó là chưa kể những thiệt hại khác; trong đó con tôm thiệt hại lớn nhất”.

Theo người dân, việc nhà máy tạm ngưng hoạt động mới là thắng lợi bước đầu. Trên 1.000 hộ dân ở ấp 12, ấp 15 mong UBND tỉnh sớm dời nhà máy này ra khỏi khu vực quy hoạch nuôi tôm. Theo chúng tôi, mong muốn của người dân là hợp lý bởi theo quy hoạch của UNND tỉnh đây là vùng nuôi tôm.

Báo Lao Động
Đăng ngày 28/08/2013
Môi trường

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 10:35 05/12/2023

Các tác nhân ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan

Trong quá trình nuôi, việc duy trì hàm lượng oxy hòa tan đủ là rất quan trọng để tránh tình trạng tôm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Nhưng hàm lượng oxy hòa tan sẽ bị một số tác nhân làm ảnh hưởng, từ đó sự sống và phát triển của các loài sinh vật trong ao bị đe dọa.

Oxy hòa tan
• 10:00 04/12/2023

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 10:40 02/12/2023

Rong biển là giải pháp nhanh chóng cho biến đổi khí hậu?

Thực phẩm thủy sản ngày càng được đặt lên vị trí cao hơn trong các chương trình nghị sự cho các hệ thống thực phẩm bền vững trong tương lai. Rong biển là sinh vật thủy sinh sống tự nhiên ở các bờ biển trên khắp thế giới và ngoài việc tạo nên các hệ sinh thái quan trọng ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới.

Rong biển
• 11:40 28/11/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 01:07 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 01:07 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 01:07 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:07 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 01:07 06/12/2023