Con tôm đồng bằng sông Củu Long - 1 năm nhìn lại

Năm 2012, có thể nói là 1 năm con tôm đồng bằng sông Cửu Long nhiều thăng trầm biến động. Gánh nặng thiệt hại do tình trạng tôm chết hàng loạt đã khiến nông dân nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre vỡ nợ, bỏ nghề.

chuyen gia tham tom
heo tính toán của các chuyên gia, chỉ tính mức thất thu thấp nhất theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến 75 triệu đồng mỗi ha thì tổng mức thất thu của con tôm năm 2012 gần 6.000 tỉ đồng.

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng đối mặt với không ít khó khăn do thiếu nguyên liệu, khan hiếm vốn đầu tư và từ các rào cản kỹ thuật của các thị trường tiềm năng như Mỹ và EU. Bức tranh tổng thể không mấy tươi sáng là vậy, nhưng con tôm vẫn giữ được mức đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt ngưỡng 6,5 tỉ USD.

Theo ghi nhận của Tổng cục Thủy sản từ đầu năm đến nay, hiện tượng tôm chết sau khi thả 15-40 ngày biểu hiện gan tụy bị teo lan trên diện rộng, nhiều nhứt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng từ đầu tháng 5 đến nay, đã có 78.796 ha mặt nước nuôi tôm sú bị chết, tương đương diện tích tôm chết trong năm 2011, tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang và Bạc Liêu. Trong số đó có 30.000 ha tôm chết bởi hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính. Thiệt hại nặng nhứt là 2 tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng, chiếm đến 70% tổng diện tích tôm chết của cả vùng với 34 ngàn héc ta tôm nuôi bị chết. Kế đến là Sóc Trăng, tỉnh có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhứt thiệt hại hơn 20.000 héc ta.

tom chet

tom chet

Khó khăn là vậy, nhưng với nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương, lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, nhứt là con tôm trong năm vẫn ổn định kim ngạch xuất khẩu tương đương năm ngoái, ước khoảng 2,5 tỉ USD. Hơn tháng qua, giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh đã tăng trở lại. Tỉnh có nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đứng đầu khu vực như Cà Mau đang phấn khởi với tín hiệu vui này.

che bien tom

Đối với đồng bằng sông Cửu Long, tôm sú hiện vẫn là thế mạnh xuất khẩu. Vì vậy trong qui hoạch phát triển nuôi tôm đến năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng nâng diện tích nuôi tôm sú trong vùng lên 546.000 ha mặt nước. Với sản lượng phấn đấu đạt hơn 450 ngàn tấn, nếu 80% dành cho xuất khẩu, giá trị nguồn thu riêng con tôm sú hàng năm ít nhất 1,5 tỉ USD.

mo hinh nuoi tom

Vấn đề cải tiến kỹ thuật, áp dụng qui trình nuôi tiên tiến theo hướng bền vững, thân thiện môi trường để cho sản phẩm sạch, an toàn đang tiếp tục được người dân và doanh nghiệp nuôi tôm đặc biệt chú trọng. Hy vọng những năm tới đây, con tôm sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa thế mạnh xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho nông dân, làm giàu kinh tế đất nước.

VTV Cần Thơ
Đăng ngày 02/12/2012
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:23 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 11:23 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 11:23 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:23 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:23 28/11/2024
Some text some message..