Con tôm “đua đòi”: Trách nhiệm ở đâu?

Xã hội với nền nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi những người nông dân thông thái và truyền thông đầy trách nhiệm.

Tôm thẻ chân trắng
Con tôm nhỏ bé nhưng mang thật nhiều ý nghĩa lớn lao nhưng cũng nhiều góc khuất.

Không thể phủ nhận, những giá trị to lớn mà con tôm mang lại cho nền thủy sản nước nhà nói chung và đổi mới bộ mặt kinh tế nông hộ nói riêng. Không xa, năm 2019 vừa qua ngành tôm đã đón nhận nhiều sự thay đổi mới, cả thế giới tăng 3,3 triệu tấn tôm thương phẩm (dẫn nguồn của GSMC), diện tích nuôi tôm đạt 720 nghìn ha, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 750 nghìn tấn, trong đó tôm sú ước đạt 270.000 tấn, tôm thẻ là đạt 480.000 tấn (dẫn nguồn của Tổng cục Thủy Sản Việt Nam). Nhiều hộ nuôi tôm cũng thắng lớn trong bức tranh toàn cảnh về tăng trưởng tôm năm 2019.

Tuy nhiên, không thể tồn tại một gam màu tươi sáng của toàn nghề tôm, vẫn còn những mảng màu tối bao trùm đâu đó ở nhiều hộ nông dân. Đó là bức tranh cần bàn luận để đúc kết ra rằng: nền nông nghiệp trong thị trường đổi mới cần rất nhiều yếu tố trợ lực, trong đó có 2 thứ: người nông dân thông thái, và truyền thông trách nhiệm.

Con tôm nhỏ bé nhưng mang thật nhiều ý nghĩa lớn lao

So với trọng lượng cơ thể, con tôm gánh trên mình rất nhiều kỳ vọng và ý nghĩa lớn lao đối với nền kinh tế nước nhà, kinh tế nông hộ và vị thế quốc gia.

Theo báo cáo của VASEP, Việt Nam có hơn 600.000 ha nuôi tôm với hai loài tôm sú và tôm trắng. Là nước sản xuất tôm sú hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 300.000 tấn mỗi năm. Đây là loài nuôi truyền thống của Việt Nam trong khi tôm trắng được nuôi ở nhiều tỉnh trong nước kể từ năm 2008. Các vùng nuôi chính tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 5 tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang.

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5- 4 tỷ USD. Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.

Nhờ nghề tôm mà nhiều hộ nông dân cũng được đổi đời. Bộ mặt kinh tế nông thôn cũng thay đổi tích cực. Người nông dân đã có thể tậu xe mới, xây nhà đẹp hơn, con cái được học hành đến nơi đến chốn, bữa cơm thêm phần ngon ngọt, thảo thơm nhờ con tôm có giá.

Khi người nông dân “đua đòi”

Thật không khó để tìm, thấy và đọc về những điển hình làm giàu nhanh chóng nhờ nuôi tôm. Người ta giàu nhanh, đổi đời nhanh, nhanh đến mức làm nhiều người “noi theo” cũng nhanh không kém.

Lâu lâu chúng tôi suy ngẫm lại thấy ông bà ta dạy chớ sai, “dục tốc - bất đạt”, câu nói ấy vận nhiều trong trong cuộc sống. Khuyên răng đời sau rằng làm việc gì cũng nên suy tính, học hỏi cho kỹ càng, hiểu sâu rồi hãy bắt tay vào làm, nếu vội vàng, hấp tấp, không kỹ lưỡng sẽ không thành công. Ông bà đã dạy y vậy, nhưng nhiều người nông dân vẫn hay quên, nóng vội, mà nghề tôm lại càng không thể nóng vội.

Họ đua đòi với con tôm để làm giàu nhanh chóng, họ học cách nuôi tôm bằng những kinh nghiệm non nớt, và không có một điều gì chắc chắn… Đất đai vốn đã quen với rễ cây, rễ lúa nay được xóc lên thành vuông tôm; nước ngọt phù sa tháo lại sông ngòi thay bằng nước lợ, và hiển nhiên con tôm “ngơ ngác” được “rước” về nuôi.

Bạc tỷ chưa thấy mà nhà cửa, đất đai đã thành tài sản ngân hàng, nợ chồng lên nợ. Con tôm rớt giá vì cung vượt cầu, dịch bệnh bùng phát do quản lý yếu kém, ô nhiễm môi trường do ý thức chăn nuôi hạn chế, sử dụng thuốc, kháng sinh vô tội vạ do kinh nghiệm non nớt. Ao treo, mất trắng; và nhờ con tôm mà đổi đời thật, người ta đổi từ nghèo sang nghèo hơn, từ ước mơ tiền tỷ sang nổi lo canh cánh trả nợ ngân hàng, người ta đổi thất bại lấy một bài học xương máu.

Trách nhiệm truyền thông

Để mọi thông tin của xã hội được lưu thông đến mọi người, truyền thông đóng vai trò rất lớn. Và cái ích lợi của truyền thông đối với thủy sản nói riêng và mọi mặt của đời sống thì được đề cặp nhiều rồi Chỉ tiếc là, thường thì truyền thông đưa tin theo dư luận và ít khi lường trước vấn đề để dẫn dắt người xem, người nghe, người đọc. 

Con tôm thời được mùa, truyền thông ngợi ca, vẽ màu tươi sáng. Người dân ồ ạt phá ruộng, xé vườn nuôi tôm, thua lỗ; lúc này truyền thông tỉnh táo cảnh báo người dân. Nhưng cảnh báo hơi muộn, mà dù sao thì cũng còn hơn là không. Họ biết dừng lại, biết thận trọng. Chỉ là: ao đã lên giờ sang lại trồng vườn thì cũng tốn kém, mà bắt đầu trồng lại thì không biết khi nào mới thu hoạch, còn để nuôi thủy sản thì không biết nuôi gì, hay quay về trồng lúa? à, mà nhớ ra đất trồng đã nhiễm mặn; công cáng, nhà cửa dồn vào mấy con giáp xác giờ trôi theo nước xi phong.

Có lẽ nên nhìn lại nhiều hơn về truyền thông, về trách nhiệm của những người đưa tin. Họ cần tỉnh táo, nhìn trước được luồng tin, sự việc để khách quan đánh giá và định hướng.

Người nông dân thông thái và truyền thông có trách nhiệm

Xã hội với nền nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi những người nông dân thông thái và truyền thông đầy trách nhiệm.

Làm giàu luôn khó nhọc, mà lại là làm giàu từ nghề nông. Nông dân đổ mồ hôi còn nhiều hơn nước ao, để được mùa trúng lớn, con tôm lại phải đổ nhiều hơn. Con tôm sẽ trở thành đôi cánh phất lên cho nhiều người nếu biết chịu khó hơn trong học hỏi, suy tính kỹ càng. Nghề nuôi tôm cần phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với thiên nhiên. Canh tác, quản lý có trách nhiệm với cộng đồng.

Truyền thông thủy sản nói riêng và toàn ngành nói chung, hãy tiến bộ hơn đón đầu những luồng sự kiện, từ đó đưa ra nhận định hợp lý trước những “xu hướng” nuôi trồng nhanh chóng như con tôm.


Người dân Bến Tre ồ ạt đốn vườn dừa lâu năm, xẻ đất, nuôi tôm.

Cuối tin, là tấm ảnh người dân đón bỏ vườn dừa lâu năm, sẵn sàng “gánh nợ” từ con tôm, khi mà kinh nghiệm chưa có như “tay mơ vào nghề”, để cùng suy ngẫm và tỉnh táo hơn!

Đăng ngày 06/07/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 23:07 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 23:07 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 23:07 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 23:07 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 23:07 19/04/2024