Con tôm... khó cả trên "sân nhà" lẫn thị trường thế giới

Với những khó khăn cả trong và ngoài nước, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu và Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam năm nay chỉ đạt 2,2 tỷ USD, giảm 8,3% so với năm 2011.

che bien tom xuat khau thieu nguyen lieu
Con tôm khó cả trong lẫn ngoài.

 Thách thức ngay “sân nhà”

Chưa năm nào con tôm đối mặt với nhiều khó khăn như năm nay. Nguồn tôm nguyên liệu thiếu hụt, không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩutôm, do đó, nhiều nhà máy chế biến tôm khu vực ĐBSCL chỉ hoạt động khoảng 40% công suất. Một trong những nguyên nhân khiếntôm nguyên liệu thiếu hụt trầm trọng là do dịch bệnh liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nề khiến người dân không còn vốn để tái đầu tư sản xuất.

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tính đến hết tháng 10/2012, diện tích tôm nuôi thiệt hại là 79.000 ha, trong đó 73.000 ha nuôi tôm sú và 6.000 ha nuôi tôm chân trắng. Các tỉnh có diện tích thiệt hại nặng là Sóc Trăng hơn 22.700 ha, chiếm 53% tổng diện tích thả nuôi, Bạc Liêu 16.000 ha, Trà Vinh hơn 12.000 ha...

Qua nhiều nghiên cứu, khảo sát, các nhà khoa học đã đi đến kết luận: Tôm chết là do hội chứng hoại tử gan, tụy cấp tính. Bên cạnh đó, cũng còn có một vài nguyên nhân khác như môi trường ô nhiễm nặng, chất lượng tôm giống kém, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu...

Không chỉ đối diện với vấn đề tôm chết vì dịch bệnh, người nuôi tôm còn phải đối mặt với việc giá tôm rớt thảm hại. Có thời điểm giá tôm nguyên liệu giảm 50% so với cùng kỳ năm 2011 mà việc tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhưng cũng thời điểm con tôm lại bất ngờ gây “sốc” cho người nuôi tôm ĐBSCL khi đột ngột… tăng giá. Ấy thế nhưng, phần lớn nông dân lại tỏ vẻ không vui bởi tôm tăng giá ngay lúc hết mùa thu hoạch.

Khó trên thị trường thế giới

Không chỉ gặp khó ở thị trường trong nước mà con tôm Việt Nam còn phải đối diện với nhiều “sóng gió” trên thị trường thế giới như nhu cầu tiêu thụ tôm tại các thị trường như Mỹ, EU sụt giảm mạnh, rào cản Ethoxyquin đến nay vẫn chưa được tháo gỡ ở thị trường Nhật Bản...

Số liệu của VASEP cho thấy, 10 tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu tôm nước ta chỉ đạt 1,85 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ cuối quý II/2012, xuất khẩu tôm đã bắt đầu xu hướng giảm sút. Cụ thể, tháng 6/2012 giảm 4% so với tháng 6/2011, tháng 7 giảm 6,8%, tháng 8 giảm 21,6%, tháng 9 giảm 23,1% và tháng 10 giảm 11,6%.

Trong đó, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính như Mỹ, EU, ASEAN đều sụt giảm mạnh.Tính đến hết tháng 10/2012, giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ đạt 383 triệu USD, giảm 16,1%; EU đạt gần 260 triệu USD, giảm 25,8%;Và ASEAN đạt 30 triệu USD, giảm 19,9%.

Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm nước ta còn phải cạnh tranh về giá bán với các nguồn cung khác trên thị trường thế giới như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan...

Thông tin từ các công ty nhập khẩu cho thấy, so sánh với giá tôm của các nước cung cấp khác như Indonesia, Malaysia hay Ấn Độ, giá tôm Việt Nam thường cao hơn từ 10 - 18%. Giá cả luôn là yếu tố cạnh tranh quan trọng, nhất là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế. Giá trở thành yếu tố sống còn bởi phần lớn người tiêu dùng luôn nhìn vào giá để quyết định lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạ giá bán để cạnh tranh với các đối thủ khác trong điều kiện hiện nay là vô cùng khó đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam do giá thành sản xuất trong nước ngày càng tăngcao.

Mới đây, Chính phủ Bangladesh vừa cho phép người dân nước này đẩy mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng sau hàng loạt nỗ lực từ phía các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesh. Theo đó, chắc chắn con tôm Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gắt gao hơn trên thị trường thế giới.

Cách nào để vượt qua?

Để nghề nuôi tôm phát triển bền vữngcần cùng lúc có nhiều giải pháp. Theo ý kiến của nhiều người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm thì: tôm và cá tra đều khó như nhau nhưng hiện nay con tôm chưa có chính sách nào, do đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho con tôm giống như đối với cá tra là giãn nợ 24 tháng, hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất thấp. Có như vậy, mới có thể giải cứu người nuôi và doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu.

Song song với đó, các cơ quan chức năng Trung ương cần quan tâm đầu tư, hỗ trợ địa phương xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nghề nuôi tôm; Tăng cường kiểm soát giá nguyên, vật liệu đầu vào, tránh tình trạng liên tục tăng giá như thời gian qua, phát huy hiệu quả chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi.

Cùng đó, Tổng cục Thủy sản cần tăng cường giám sát điều kiện sản xuất, kinh doanh tôm giống, tôm bố mẹ... cũng như tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tôm giống tại các tỉnh trọng điểm...

báo Công Thương
Đăng ngày 22/11/2012
Sao Mai
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:42 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 10:42 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 10:42 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 10:42 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:42 26/11/2024
Some text some message..