Công điện của Thủ tướng Chính phủ ứng phó với bão số 2

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 2 năm 2016.

bao so 2 di chuyen
Bão Nida đã vào biển Đông trở thành cơn bão số 2

Nội dung công điện như sau:

Sáng nay (ngày 01 tháng 8), bão Nida đã vào biển Đông trở thành cơn bão số 2 năm 2016; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 11, giật cấp 13-14. Do ảnh hưởng của bão, từ hôm nay khu vực phía bắc biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 8 đến cấp 11, vùng gần tâm bão cấp 13 - 14, giật cấp 16, cấp 17. 

Theo dự báo hiện nay, bão di chuyển về hướng bờ biển của Hồng Kông nhưng phạm vi ảnh hưởng của bão rất rộng, hoàn lưu bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta. Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng, tiếp tục mạnh thêm và diễn biến còn rất phức tạp, không loại trừ khả năng bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta.

Để chủ động phòng, tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão, trước hết là đối với phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, tránh tư tưởng chủ quan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với bão để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân lưu ý, theo dõi, cập nhật thường xuyên, tránh tư tưởng chủ quan.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành thủy sản phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển, chính quyền các địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ hoạt động ở khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão, chủ động hướng dẫn tàu thuyền không đi vào và khẩn trương thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, những trường hợp không bảo đảm an toàn kiên quyết yêu cầu di chuyển về bờ tránh trú. Chủ động kiểm tra, chỉ đạo các địa phương rà soát phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phương án vận hành các hệ thống thủy lợi để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

4. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý hoạt động vận tải nắm chắc thông tin, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho các tàu vận tải trên biển.

5. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng chỉ đạo chuẩn bị phương án bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu, sẵn sàng hỗ trợ địa phương triển khai cứu hộ, cứu nạn, tổ chức sơ tán dân khi có yêu cầu.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

- Theo dõi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật diễn biến của bão để kịp thời chỉ đạo các cấp chính quyền ở địa phương và người dân triển khai các biện pháp chủ động phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan.

- Sử dụng mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, chủ động hướng dẫn thoát ra và không đi vào vùng nguy hiểm.

- Phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển, ngành thủy sản và các đơn vị có liên quan kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm vào nơi trú tránh, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, kể cả đối với tàu vận tải.

- Chủ động rà soát phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, tiêu thoát nước chống ngập úng đối với sản xuất nông nghiệp và tại các đô thị, khu dân cư trên địa bàn; rà soát, chủ động di dời các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm hoặc sẵn sàng thực hiện phương án sơ tán khi bão có nguy cơ ảnh hưởng.

- Chủ động có phương án ứng phó với mưa lũ lớn, sạt lở đất, lũ quét, sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại khu vực miền núi, trung du có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét để đảm bảo an toàn.

7. Các Bộ ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với các địa phương sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão theo quy định.

8. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc của các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền./.

VGP, 01/08/2016
Đăng ngày 01/08/2016
Môi trường

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:41 14/03/2025

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong thủy sản

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.

Nước thải
• 10:48 04/03/2025

Tăng cường ứng phó với đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Xâm nhập mặn đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp và đời sống của người dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt và hệ sinh thái tự nhiên. Vì vậy, việc chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ sinh kế của người dân.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:00 04/03/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 03:11 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 03:11 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 03:11 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 03:11 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 03:11 17/03/2025
Some text some message..