Công dụng của bèo tai tượng trong xử lý nước thải

Để có thể xử lý nước thải, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu các công nghệ xử lý mới để phục vụ, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thực tế, ở Việt Nam có một loài cây rất quen thuộc với bà con nhưng lại có khả năng xử lý nước thải một cách hiệu quả.

Bèo tai tượng
Bèo tai tượng

Bèo tai tượng – Xử lý nước thải 

Bèo tai tượng là bèo như thế nào? 

Bèo tai tượng hay còn gọi là bèo cái có tên khoa học là Pistia stratiotes L., thuộc họ Araceae (Ráy). Bèo cái là một loài cây thảo, mọc nổi trên mặt nước, có bồ không có thân. Rễ chùm chìm ngập trong nước. 

Cây phát triển lá từ rễ, mọc thành hoa thị ở gốc, gốc lá thuôn hẹp thành bẹ, đầu lá tròn loe rộng, phiến lá hình trứng dài độ 2 - 10cm, màu xanh lục tươi, mặt trên nhẵn mịn như nhung và không thấm nước, mặt dưới có lông mịn, những lá ở giữa nhỏ hơn.  

Mặt trên xanh, dưới hơi tía là tốt. Lá có thể dài tới 14cm và không có cuống, có màu xanh lục nhạt, với các gân lá song song, các mép lá gợn sóng và được che phủ bằng các sợi lông tơ nhỏ và ngắn. 

Bèo tai tượng là một loài thực vật đơn tính, có các hoa nhỏ ẩn ở đoạn giữa của cây trong các đám lá, các quả mọng màu lục có kích thước nhỏ được tạo ra sau khi hoa được thụ phấn, có nhiều hạt xù xì. Mùa hoa quả từ tháng 5 đến tháng 10. 

Dùng để xử lý nước thải nào? 

Bèo tai tượng thường được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt tại các mương nước, cống thoát nước hoặc các ao hồ, sông suối. Hệ thống này cần lắp đặt các rào chắn để lọc bớt các chất thải lớn để không cản trở quá trình xử lý nước thải ô nhiễm. 

Bèo tai tượngBèo tai tượng được trồng trên các mương, hồ, rạch,...

Hầu hết, chất lượng nguồn nước ở đây chứa nhiều chất hữu cơ, chất ô nhiễm (Nito và photpho), nhiễm kim loại nặng, vi sinh vật có hại mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Không được sử dụng bèo tây để xử lý nước thải khu công nghiệp nặng hoặc sông bị ô nhiễm lâu năm vì bèo khi tiếp xúc với môi trường này rất dễ chết. 

Các giai đoạn xử lý nước thải bằng bèo tai tượng 

Vì bèo tai tượng dễ sinh trưởng nên chỉ thả với mật độ 20% bèo trong khu vực ao hồ, mương nước. Khoảng thời gian sau một tuần số lượng bèo tây sẽ tăng lên với mật độ 60% diện tích hồ. 

Quá trình lắng photpho 

Ban ngày lá bèo thực hiện nhiệm vụ quang hợp, chúng cung cấp oxy cho rễ. Lúc này, rễ cây hình thành các phản ứng phân hủy chất hữu cơ trong nước bằng quần thể vi sinh vật. 

Quá trình lắng chất thải nhanh 

Sau vài tuần thả bèo, chúng ta có thể chứng kiến tốc độ nhân bản của bèo tây với mật độ dày đặc. Do đó, chúng che phủ, giảm ánh nắng tiếp xúc với mặt nước góp phần cản gió và giảm nhiệt độ mặt nước. 

Quá trình làm sạch nguồn nước 

Rễ cây bèo tai tượng có đặc thù dày đặc với các lỗ nhỏ li ti. Nhờ vậy mà vi sinh vật dễ dàng bám dính, thực hiện các công đoạn xử lý nước thải cũng như loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, rễ cây còn có chức năng hút chất hữu cơ trong nguồn nước. 

Quá trình giảm mùi hôi 

Các chất lắng đọng dưới đáy lâu ngày chúng sẽ bị phân hủy và phát sinh mùi hôi. Nhờ lớp bèo tây trên mặt nước mà mùi hôi bị cản trở và giảm đi đáng kể giúp không phân tán vào môi trường. 

Ưu điểm 

Thích hợp với nước thải có nồng độ COD, BOD thấp, không độc tố 

Tiết kiệm chi phí xử lý, không cần cung cấp năng lượng 

Không đòi hỏi công nghệ phức tạp vì quá trình xử lý đơn giản 

Tận dụng sinh khối làm nguyên liệu đồ thủ công mỹ nghệ, làm thực phẩm cho gia súc hoặc làm phân bón cho cây trồng. 

Rễ cây làm nơi dính bám và phát triển đối với nhiều loại vi sinh vật, tạo sự đa dạng sinh học cho nguồn nước kích thích sự phát triển các loài thủy sinh hoặc cá trong ao, hồ phát triển. 

Nhược điểm 

Cần diện tích lớn để bèo tai tượng phát triển và quang hợp bằng ánh sáng mặt trời 

Rễ bèo có thể làm nên dính bám của vi sinh vật có hại nên chúng có thể gây ô nhiễm môi trường 

Bèo tai tượngNgoài ra, bèo tai tượng còn được dùng làm cây thủy sinh nuôi cá cảnh 

Vì chúng có tốc độ phát triển nhanh nên phải thường xuyên trục vớt chúng nhằm tránh tình trạng tắc ngẽn dễ làm chúng tràn ra ngoài khi quá tải. 

Khi nước thảo có nguồn chất dinh dưỡng giảm sẽ làm bèo già đi hoặc chết dần nên chúng không thể xử lý được nước ô nhiễm. 

Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi ếch Thái Lan 

Kết quả nghiên cứu cho thấy bèo tai tượng có khả năng xử lý nước thải của hệ thống nuôi ếch sau 3 ngày lưu nước như giúp ổn định pH, giảm TDS, đạm, lân và COD của nước thải, khả năng xử lý tăng theo mật độ trồng. Bèo tai tượng sinh trưởng chồi và tăng sinh khối tốt trong nước thải nuôi ếch Thái Lan.  

Tuy nhiên, còn xuất hiện tình trạng bèo bị chết sau 6 tuần thí nghiệm, vì vậy cần thu hoạch tuyển bèo ở giai đoạn này để hạn chế tình trạng tái ô nhiễm và tạo điều kiện phát triển các chồi bên.  

Bên cạnh đó, sinh khối của bèo tai tượng từ hệ thống xử lý nước thải nuôi ếch có thể sử dụng cho chăn nuôi hoặc sản xuất khí sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy nên nghiên cứu bổ sung bèo tai tượng vào hệ thống xử lý nước thải nuôi ếch ở quy mô thực tế. 

Đăng ngày 03/01/2024
Mây @may
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 09:45 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 09:45 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 09:45 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 09:45 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 09:45 14/06/2025
Some text some message..