Công nghệ nuôi cá mú hiệu quả ở Sầm Sơn

Sau nhiều năm gắn bó với công việc đi biển, ông Nguyễn Sĩ Kế trở về, quyết tâm vay vốn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá mú tại phường Quảng Cư. Ông đã đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để áp dụng khoa học công nghệ vào mô hình này.

Công nghệ nuôi cá mú hiệu quả ở Sầm Sơn
Mô hình nuôi cá mú sử dụng hệ thống máng khí của ông Kế.

Chia sẻ với chúng tôi về quá trình nuôi, ông Kế cho biết: “Lựa chọn nuôi cá mú được xem là quyết định “liều lĩnh” của gia đình tôi, bởi đây là loại cá cần nhiều thời gian chăm sóc, chỉ phát triển tốt trong môi trường nước mặn; cần phải theo dõi hằng ngày để điều chỉnh độ mặn, nhiệt độ, độ pH,... để không ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của cá”. Bên cạnh đó, việc áp dụng KHKT vào nuôi cá mú cũng mất khá nhiều thời gian, chi phí. Theo ông Kế, ban đầu phải cải tạo lại ao đạt độ sâu khoảng 2,5m. Trên diện tích gần 2 ha, ông lắp đặt hệ thống máng khí, hai đầu máng có cổng chắn bằng lưới thép không rỉ để ngăn giữ cá. Ở đầu máng được lắp đặt hệ thống máy thổi khí nén, tạo dòng chảy liên tục một chiều theo chiều dài của máng và hệ thống máy sục để điều hòa oxy trong ao.

Hệ thống máy này giúp ông không phải thay nước, tránh hiện tượng lây lan mầm bệnh. Bên cạnh đó, ông đầu tư xây dựng bể xi măng để nuôi cá giống trước khi thả ra ao để cá quen với môi trường nước. Toàn bộ chi phí đầu tư ứng dụng KHKT của mô hình khoảng gần 1 tỷ đồng. Trong quá trình nuôi, công tác chăm sóc được thực hiện đúng theo quy trình, thức ăn được sử dụng hoàn toàn bằng cá tươi, không sử dụng kháng sinh, nên con nuôi có tỷ lệ sống trên 75%. Vừa qua, số cá đạt tiêu chuẩn về cân nặng và chất lượng đã được ông thu hoạch, sản lượng hơn 1 tấn, doanh thu đạt hơn 300 triệu đồng.

Theo ông Bùi Ngọc Thành, Trưởng Phòng Kinh tế, UBND TP Sầm Sơn, diện tích NTTS ở địa phương là hơn 120 ha và chủ yếu ở các phường Quảng Thọ, Quảng Châu, Quảng Cư. Con nuôi chủ yếu là tôm, cua, cá vược... Thời gian qua, trước tình hình thời tiết và môi trường ngày càng có nhiều biến động bất lợi nên việc đưa KHKT vào NTTS là điều cần được triển khai rộng rãi. Một số ứng dụng điển hình được người dân đưa vào áp dụng, chủ yếu như: Sử dụng chế phẩm sinh học giúp cải thiện môi trường nuôi vừa tạo nguồn thức ăn tự nhiên, góp phần tái sử dụng dinh dưỡng từ chất thải của con nuôi, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường.

Bên cạnh đó, đầu tư công nghệ máy quạt nước trong các ao nuôi nhằm làm tăng hàm lượng oxy trong ao, giúp cho con nuôi ổn định thể chất do được cung cấp oxy hòa tan trong ao nuôi; các loại máng lọc, hệ thống giàn khí nén. Đồng thời, ứng dụng KHKT vào NTTS đối với các mô hình nuôi xen ghép nhiều đối tượng đã nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích và làm sạch môi trường nước... Có thể nói, việc ứng dụng KHKT đã làm thay đổi thói quen sản xuất truyền thống của người dân. Các mô hình được đầu tư ứng dụng KHKT đã tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi khoảng 30% so với các biện pháp nuôi thông thường. Tuy nhiên, đa phần các hộ nuôi có quy mô nhỏ, sự liên kết sản xuất chưa cao nên việc ứng dụng KHKT còn gặp nhiều khó khăn.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 04/06/2019
Lê Ngọc
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Tiềm năng của nấm sắc tố trong thức ăn thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường, nấm sắc tố và nấm men nổi lên như một lựa chọn đầy hứa hẹn. Những vi sinh vật này không chỉ giúp cải thiện sắc tố của cá mà còn thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp Athens trên tạp chí Aquaculture International đã khám phá tiềm năng của nấm sắc tố trong nuôi trồng thủy sản, những lợi ích mà chúng mang lại và cơ sở khoa học đằng sau ứng dụng này.

Cá
• 08:00 23/03/2025

Sinh vật biển tiềm năng trong y học

Ý tưởng hiện đại về việc điều trị bệnh tật của con người bao gồm các sản phẩm tự nhiên có cấu trúc và chức năng đặc biệt có nguồn gốc từ động vật không xương sống biển.

Sinh vật biển
• 11:00 03/03/2025

Các công nghệ chủ chốt thúc đẩy sự thay đổi trong thủy sản

Điểm danh một số công nghệ chủ chốt trong nuôi trồng thủy sản hiện nay

Ao nuôi tôm
• 10:29 03/03/2025

San hô và các hợp chất chuyển hóa giàu hoạt tính sinh học

San hô thuộc lớp Anthozoa trong ngành Coelenterata là động vật không xương sống đáy biển chiếm ưu thế nhất, chủ yếu sống ở các vùng biển nhiệt đới. Có hơn 6100 loài trên toàn thế giới và 496 loài trong số đó được tìm thấy ở Biển Đông.

San hô
• 10:12 28/02/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 09:49 22/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:49 22/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 22/03/2025

Nuôi ốc cảnh tạo điểm nhấn thêm cho bể cá nhà bạn

Ốc cảnh là một trong những loài sinh vật tuyệt vời để bổ sung vào bể cá, không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn do vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái của bể. Hãy cùng khám phá một số loài ốc phổ biến trong bể cá cảnh, đặc điểm của chúng và cách chăm sóc để bể cá của bạn thêm sinh động.

Bể cá cảnh
• 09:49 22/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 09:49 22/03/2025
Some text some message..