Công nghệ nuôi cá tầm siêu tốc của Trung Quốc

Tiếp giáp với Lào Cai là tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nơi đây được mệnh danh “thủ phủ” của nghề nuôi cá tầm. Mỗi năm, hàng ngàn tấn cá tầm từ Vân Nam “đổ bộ” khắp thị trường, trong đó không ngoại trừ Việt Nam. Tuy nhiên, công nghệ nuôi cá tầm của Trung Quốc đã khiến người chăn nuôi phải rùng mình thốt lên: “Quá kinh khủng”.

công nghệ nuôi cá tầm
Một con cá tầm to như này phải nuôi từ 2 đến 3 năm trong khi ở Vân Nam (Trung Quốc) chỉ nuôi có 4 tháng

Nuôi 4 tháng to bằng 2 năm

Tại Lào Cai, cá tầm được nuôi nhiều nhất tại huyện Sa Pa, sau đó là Bát Xát, Văn Bàn và TP Lào Cai. Tính cả huyện Sa Pa hiện nay có 35 cơ sở nuôi giống cá nước lạnh này.

Cá tầm tại Sa Pa được nuôi trong những hồ nước động, xây bằng bê tông. Từ khi thả con giống đến cho thu hoạch mất 2 đến 2 năm rưỡi, cá đạt trọng lượng trên 2 kg. Hỏi về công nghệ nuôi cá tầm của Trung Quốc, từ các nhà nghiên cứu, người nuôi, thậm chí khách du lịch là người Trung Quốc đều thốt lên rằng “Quá kinh khủng”, “Không thể hiểu nổi”.

Một sự thật đáng kinh ngạc đó là, nếu như cá tầm nuôi tại Sa Pa phải đến hơn 2 năm mới đạt trọng lượng bán thì cá tầm Trung Quốc chỉ cần từ 3 – 4 tháng. Ông Nguyễn Văn Lũy, thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang cho biết, ông đã nuôi cá tầm nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng giống cá này có sự sinh trưởng kinh hoàng như vậy.

Ông Lũy phân tích, cá tầm là giống cá nước lạnh, ngoài thức ăn, chúng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, nguồn nước, cách chăm sóc. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang sử dụng các loại cá tầm giống của Nga và Syria. Riêng Trung Quốc đã đưa vào nuôi một số giống cá tầm là con lai của hai loại kể trên.

“Kể cả có là cá lai đi chăng nữa thì tốc độ sinh trưởng của nó cũng không thể nhanh như thế được”, ông Lũy khẳng định. Nguồn giống như nhau, khí hậu tương đồng nhau… vậy đâu mới là “bí kíp” công nghệ nuôi cá tầm 4 tháng của Trung Quốc.

Theo sự nhận định của ông Lũy, sự khác biệt chính là nằm ở khâu thức ăn cung cấp cho con cá tầm. Hiện tại, ở Sa Pa nói riêng và cả nước nói chung, thức ăn cho cá tầm gần như phải hoàn toàn nhập ngoại. Ở miền Bắc mới chỉ manh nha xuất hiện một đơn vị sản xuất thức ăn cho cá tầm đóng tại tỉnh Bắc Ninh.

Nói đoạn, ông Lũy dẫn chúng tôi đi thăm kho thức ăn chăn nuôi ngoại vừa mới nhập về. Toàn bộ số cám mà ông đang dùng cho cá tầm ăn là sản phẩm nhập ngoại có nguồn gốc Phần Lan, Pháp, Hà Lan… Mỗi cân cám kể trên có giá trung bình là 52 nghìn đồng/kg. “Đây là những loại cám tốt nhất cho cá tầm hiện nay rồi. Mình chưa tự sản xuất được thức ăn cho cá tầm nên phải mua với giá đắt là điều tất nhiên”, ông Lũy cho hay.

thức ăn cá tầm
Thức ăn cho cá tầm toàn là hàng nhập khẩu

Cách đây vài năm, một số hộ dân nuôi cá tầm tại Sa Pa quyết định sang bên kia biên giới để tham quan, học hỏi kĩ thuật nuôi của Trung Quốc. Nhưng khi sang tới nơi, tất cả đều bị “choáng” khi biết thời gian nuôi cá tầm tại đây chỉ vỏn vẹn có 4 tháng.

Để hiểu rõ hơn siêu công nghệ kể trên, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Thanh Hải, GĐ Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đóng tại Thác Bạc (Sa Pa). Ông Hải khẳng định, việc Trung Quốc nuôi cá tầm chỉ trong vòng 4 tháng là hoàn toàn có thật. “Mấu chốt của công nghệ đó chính là nguồn thức ăn cho cá tầm”, ông Hải nói.

Hiện tại, thức ăn cho cá tầm của Trung Quốc hoàn toàn là sản phẩm sản xuất trong nước. Việc phối trộn các chất kích thích sinh trưởng vào thức ăn là điều có thể. Trên thế giới, có rất nhiều nước nuôi cá tầm nhưng chưa ở đâu công nghệ nuôi siêu tốc như ở Trung Quốc.

Khách du lịch Trung Quốc nói gì?

Từ Vân Nam, chỉ vài tiếng chạy xe, khách du lịch cũng như hàng hóa của Trung Quốc đã có mặt trên đất Việt Nam. Đi khảo sát quanh các chợ trên địa bàn thành phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một gian hàng bán đồ hải sản, lác đác xuất hiện một vài chú cá tầm.

phân biệt cá tầm
Phân biệt cá tầm Trung Quốc bằng mắt thường rất khó

Nhờ một người bạn thông thạo tiếng Trung làm công tác phiên dịch, tôi lân la hỏi chuyện những du khách người Trung Quốc có mặt ở đây. Một du khách tên Li cho biết, chỗ anh ở có rất nhiều cơ sở nuôi và sản xuất giống cá tầm. Khi tôi hỏi có bao giờ anh ăn cá tầm ở những nơi đó chưa, người này lắc đầu nguầy nguậy.

Người bạn phiên dịch lại rằng “Chưa, chưa bao giờ tôi dám ăn cá tầm ở đấy cả”. Tôi nhờ bạn hỏi tiếp vì sao lại thế thì Li cười và đáp gọn lỏn “Chỉ biết thế thôi”. Không chỉ người mua mà đến chủ cửa hàng khi được hỏi có phân biệt được đâu là cá tầm Trung Quốc không cũng lắc đầu bó tay.

Sáng hôm sau, chúng tôi có mặt tại thị trấn Sa Pa và tiếp tục hành trình khảo sát. Ghé vào một khu chợ hay một quán ăn ở đây, với những câu hỏi như trên, chúng tôi chỉ nhận được một câu trả lời “Không” hay “Chưa bao giờ”. “Thái độ” của chính những người dân Trung Quốc về sản phẩm cá tầm của họ đã phần nào nói công nghệ chăn nuôi giống cá này.

Tuy nhiên, ngay đến cá tầm được bán tại Sa Pa hay thành phố Lào Cai chắc gì đã phải là cá tầm “Made in Việt Nam”. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, cá tầm ở Lào Cai nay có đến 90% là hàng nhập lậu từ Trung Quốc. Và có hay không việc cá tầm đi đường vòng rồi hợp thức hóa, đội lốt thành cá tầm Sa Pa tuồn xuống Hà Nội theo diện “tạm nhập tái xuất”.

+ Ông Nguyễn Thanh Hải, GĐ Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh, cho rằng, việc phân biệt giữa cá tầm Việt Nam và cá tầm Trung Quốc bằng hình thái bên ngoài là không có căn cứ. Bởi lẽ, cả cá tầm Trung Quốc và cá tầm Việt Nam đều có chung nguồn gốc từ Nga và Syria. Nếu muốn phân biệt đâu là cá tầm Trung Quốc, cách duy nhất là căn cứ vào các xét nghiệm khoa học. Cá tầm mà nuôi trong vòng 4 tháng đạt trên 2 kg thì kiểu gì cũng còn tồn dư chất tăng trưởng trong cơ thể.

+ Ông Nguyễn Văn Lũy khẳng định, thịt cá tầm Sa Pa ngon và chắc hơn cá tầm Trung Quốc rất nhiều. Đặc biệt cá tầm Trung Quốc rất yếu, sau vài ngày nuôi nhốt sẽ bị chết hoặc sụt cân nhanh chóng.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 13/05/2013
kế toại
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 15:54 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 15:54 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 15:54 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 15:54 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:54 22/01/2025
Some text some message..