Công nghệ "gây mê" cá ngừ đại dương

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, cấp đông cá ngừ đảm bảo chất lượng xuất khẩu vốn là bài toán khó của Việt Nam nhiều năm nay.

Cá ngừ đại dương. Ảnh: baodantoc.vn
Cá ngừ đại dương. Ảnh: baodantoc.vn

Việc cấp đông nhanh giúp cá ngừ đại dương giữ được thành phần dinh dưỡng tốt nhất, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu là công nghệ do các nhà khoa học trong nước làm chủ.

Cấp đông đúng “thời điểm vàng”

PGS.TS Phạm Anh Tuấn và cộng sự, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch - Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu thành công quy trình cấp đông nhanh cá ngừ đại dương.

Đây là sản phẩm thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế chế tạo hệ thống cấp đông nhanh trực tiếp bằng chất tải lạnh lỏng, ứng dụng trong chế biến một số loại thuỷ sản”. Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, cấp đông cá ngừ đảm bảo chất lượng xuất khẩu vốn là bài toán khó của Việt Nam nhiều năm nay.

Quy trình chế biến sản phẩm đông lạnh bao gồm các công đoạn sơ chế nguyên liệu, cấp đông và bảo quản đông sản phẩm. Công đoạn cấp đông sản phẩm từ nhiệt độ ban đầu ở trạng thái tươi sống xuống – 18 độ C (nhiệt độ tâm sản phẩm) có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm đông lạnh, tùy theo thời gian cấp đông nhanh hay chậm.

Cá ngừ Cá ngừ đại dương sau khi được cấp đông. Ảnh: imgur.com

Thời gian cấp đông chậm, các phân tử nước trong quá trình chuyển pha lỏng rắn tạo nên các tinh thể kết tinh dạng hình kim gây phá vỡ cấu trúc tế bào. Sau khi rã đông không duy trì được trạng thái tự nhiên ban đầu, làm giảm chất lượng cảm quan, dễ bị vi sinh vật xâm nhập, gây hư hỏng sản phẩm nhanh chóng. Do vậy, đối với các công nghệ cấp đông tiên tiến cần phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là thời gian cấp đông nhanh với chi phí thấp.

Các công nghệ cấp đông nhanh đang ứng dụng tại Việt Nam chủ yếu sử dụng chất tải lạnh là không khí (hay còn gọi là cấp đông gió cưỡng bức) như công nghệ cấp đông dạng buồng (ABF) hoặc băng chuyền cấp đông liên tục (IQF).

Hạn chế của các công nghệ cấp đông ABF và IQF sử dụng không khí làm chất tải lạnh có hệ số truyền nhiệt thấp, tốn năng lượng cưỡng bức đối lưu, thời gian cấp đông chậm, chi phí năng lượng cao, tỷ lệ hao hụt cao do bay hơi nước trong sản phẩm.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết, để khắc phục những hạn chế của công nghệ cấp đông gió, công nghệ cấp đông sử dụng chất tải lạnh lỏng có nhiều ưu điểm vượt trội đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công.

Hệ thống cấp đông này bao gồm tổ hợp máy lạnh nén trục vít công suất 115 kW, cụm tháp giải nhiệt kết nối với buồng cấp đông dạng tan trụ nằm ngang chứa 12m3 chất tải lạnh lỏng là một loại dung môi đặc chủng, với các thông số nhiệt vật lý và trạng thái ổn định ở điều kiện nhiệt độ lạnh sâu đến – 40 độ C.

Hệ thống cấp đông siêu tốc bằng chất tải lạnh có công suất hoạt động 4 tấn sản phẩm/ca 8 tiếng. Sản phẩm sau khi được đưa vào tủ đông từ 18 - 20 phút có thể đạt độ lạnh đến -35 độ C thay vì phải mất 8 giờ như công nghệ đông lạnh bằng khí và được điều khiển hoàn toàn tự động.

Hệ thống được điều khiển và kiểm soát nhiệt độ chất lỏng với các thông số của quá trình hoàn toàn tự động bằng hệ PLC trung tâm. Quá trình chạy xả lạnh từ nhiệt độ môi trường xuống nhiệt độ làm việc -35 độ C thời gian chỉ hết 6 giờ 45 phút.

“Hỗn hợp dung môi được nghiên cứu thành công có hệ số trao đổi nhiệt và nhiệt dung riêng cao gấp hàng trăm lần so với không khí, mặt khác nhiệt độ đông đặc thấp (-40 độ C), trạng thái ổn định với độ nhớt thấp là yếu tố cơ bản để tạo nên động lực trao đổi nhiệt “siêu tốc” so với công nghệ cấp đông cưỡng bức bằng không khí (hầm đông gió, băng chuyền cấp đông IQF)” - PGS.TS Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Qua thực tế thử nghiệm cấp đông cá ngừ tại Công ty CP Bá Hải, trong 1 giờ cấp đông bằng chất tải lạnh lỏng cho 500 kg sản phẩm, điện năng tiêu hao là 125 kW; chi phí tiền điện năng tiêu thụ là 250.000 đồng. Chi phí tính cho 1 kg sản phẩm cấp đông bằng chất tải lạnh lỏng là 500 đồng. Trong khi cấp đông bằng công nghệ IQF là xấp xỉ 1.715 đồng.

Có thể cấp đông cho các loại nông sản

Nhóm nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ điều chế chất tải lạnh lỏng ứng dụng trong cấp đông nhanh với các thông số nhiệt vật lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cấp đông nhanh, an toàn thực phẩm và chế độ làm việc ổn định từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước với chi phí thấp.

Thiết kế, chế tạo được hệ thống thiết bị cấp đông nhanh sử dụng chất tải lạnh lỏng, công suất 500 kg/giờ có tính năng vượt trội so với các hệ thống thiết bị cấp đông gió cưỡng bức về nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng năng lượng.

Xây dựng được quy trình công nghệ cấp đông cá ngừ đại dương dạng phile bao gói bằng công nghệ cấp đông sử dụng chất tải lạnh lỏng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang các thị trường khó tính EU và Mỹ với giá trị gia tăng cao.

Từ kết quả nghiên cứu ứng dụng thành công công nghệ cấp đông nhanh bằng chất tải lạnh lỏng cho cá ngừ đại dương xuất khẩu đã mở rộng ứng dụng cho nhiều loại thủy sản khác như mực ống, tôm thẻ chân trắng, hàu...

Với ưu điểm vượt trội về kỹ thuật do có tốc độ truyền nhiệt nhanh nên công nghệ này có lợi thế ứng dụng để cấp đông nhanh các loại sản phẩm có độ dày và kích thước lớn (trái cây, súc sản, gia cầm...) so với các công nghệ cấp đông bằng gió truyền thống về chất lượng và hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Đặc biệt so với nhập khẩu hệ thống thiết bị thì doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc nguồn cung cấp chất tải lạnh lỏng với giá thành cao gấp 2 - 3 lần.

Từ kết quả thành công của đề tài cấp Nhà nước, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch xác định đây là sản phẩm khoa học nổi bật có tiềm năng phát triển nhân rộng.

Hiện Viện đã và đang triển khai 2 mô hình ứng dụng công nghệ cấp đông siêu tốc cho 2 sản phẩm thuộc chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh là sản phẩm gà Tiên Yên và ghẹ lột Móng cái, quy mô 150kg/giờ.

Đến nay viện đã hoàn toàn làm chủ công nghệ và chế tạo hệ thống thiết bị cấp đông siêu tốc bằng chất lỏng với giá thành chỉ bằng 35% - 40% so với sản phẩm nhập khẩu.

Báo Giáo dục và thời đại
Đăng ngày 13/12/2022
Nhật Chi
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 17:34 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 17:34 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 17:34 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 17:34 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 17:34 18/11/2024
Some text some message..