Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
Người nuôi nên thực hiện kỹ các công tác chuẩn bị ao nuôi cho vụ mới thành công. Ảnh: Minh Trí

Các bước chuẩn bị hệ thống ao tôm phù hợp cho vụ nuôi mới 

Chọn thời vụ nuôi 

Lựa chọn thời điểm khởi đầu vụ nuôi mới giúp bà con chuẩn bị tốt hơn dưới tác động của thời tiết và mùa vụ. Đồng thời tính toán thời gian thu hoạch tôm với lợi nhuận cao nhất. 

Đối với tôm thẻ chân trắng, chúng thích hợp nuôi ở nhiều thời điểm trong năm. Tuy nhiên, một số khung mùa nuôi hiệu quả mà bà con có thể tham khảo như sau: 

Tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và miền Nam khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, việc nuôi từ tháng 2 đến hết tháng 8 là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa mưa, nếu tôm còn nhỏ sẽ dễ chết nên cần cẩn trọng trong mùa mưa này. 

Ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, tháng 2 thường xuất hiện nhiệt độ lạnh dưới 18 độ C. Mùa mưa bão thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11. Do đó, tốt nhất nên bắt đầu nuôi tôm vào cuối tháng 3 và duy trì đến hết tháng 7, 8. 

Nên theo dõi lịch thả nuôi khuyến nghị từ trung tâm khuyến nông theo từng năm để có lịch thả nuôi theo thời vụ hiệu quả tốt nhất. 

Chọn vùng đất cho ao nuôi tôm 

Lựa chọn khu vực đã được quy hoạch làm đầm ao nuôi thủy sản theo quy định của Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Cần chọn những địa điểm giao thông thuận lợi để dễ dàng vận chuyển vật liệu, thức ăn, và thuốc men vào ao nuôi trong những tình huống cần gấp. Lựa chọn địa điểm gần nguồn điện và gần các nơi cung cấp dịch vụ hỗ trợ ngành nuôi tôm. Đồng thời cần chủ động có nguồn nước tự nhiên và tránh ô nhiễm từ sông, hồ, kênh, hoặc rạch. 

Cải tạo ao nuôiNên vệ sinh bạt và các thiết bị ao nuôi tránh để lại các mầm bệnh. Ảnh: Anh Ba Khía

Về địa hình, ưu tiên chọn vùng trung triều để dễ dàng tháo cạn nước ao khi cần phơi đáy. Do vùng hạ triều đặt ra nhiều thách thức đối với việc thay đổi nước và duy trì chất lượng nước. Đối với đất xây dựng ao, nên lựa chọn đất ít mùn bã hữu cơ, đất thịt, hoặc đất thịt pha cát. 

Xây dựng hệ thống ao nuôi 

Tại một số địa điểm, do hạ tầng nuôi tôm thiếu sót như kênh cấp thoát nước không đầy đủ, thiếu đầu tư vào hệ thống ao lắng và ao xử lý nước thải. Điều này gây ra tình trạng lây nhiễm chéo các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, đường ruột,... dần thành dịch bệnh đe dọa sức khỏe của tôm đến toàn khu vực. Vì vậy, việc có một hệ thống ao nuôi đầy đủ và hoàn chỉnh là hết sức quan trọng. Hệ thống ao nuôi tôm đầy đủ bao gồm: 

- Ao nuôi: Thường có diện tích từ 0,5 đến 1 ha, với mực nước sâu khoảng 1,5 – 2m. Hình dạng của ao có thể là vuông, tròn hoặc chữ nhật. Điều này thuận lợi cho việc tạo dòng chảy khi sử dụng máy quạt nước để đẩy chất thải về giữa ao để thu gom. 

- Ao chứa – lắng: Chiếm 25 – 30% diện tích khu nuôi, đây là nơi xử lý nước để chuẩn bị trước khi cấp vào ao nuôi với các chỉ số quan trọng như độ mặn, pH, và nhiệt độ. 

- Ao xử lý nước thải: Chiếm 5 – 10% diện tích khu vực nuôi, chức năng của ao là xử lý nước ao nuôi sau khi thu hoạch thành nước sạch, không còn mầm bệnh mới được thải ra môi trường. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này chưa được đầu tư ở nhiều địa phương. 

Ngoài ra, các hệ thống bờ ao, đê bao, cống cấp thoát nước, và bãi thu gom rác thải cũng là những yếu tố quan trọng cần được chú ý trong quá trình nuôi tôm lâu dài. 

Vệ sinh thiết bị nuôiVệ sinh các thiết bị ở vụ nuôi cũ. Ảnh: Ly Cong Nguyen

Vệ sinh, cải tạo ao nuôi tôm 

Đối với ao nuôi mới: Sau khi xây dựng hoàn tất, thì cho nước vào ao ngâm trong vòng 2-3 ngày, sau đó xả hết nước để rửa sạch ao. Thực hiện bước này 2-3 lần, sau đó sử dụng vôi bột để khử chua cả bờ và đáy ao. Liều lượng vôi phụ thuộc vào độ pH của lớp đất đáy, ví dụ khi pH nằm trong khoảng 6-7, sử dụng 300-400 kg/ha; pH từ 4,5-6, thì sử dụng 500-1.000 kg/ha. Sau khi rải vôi, phơi ao từ 7-10 ngày và sau đó lấy nước qua lưới lọc sinh vật với mắt lưới khoảng 9-10 lỗ/cm2

Đối với ao nuôi đã sử dụng trước đó: Tháo cạn nước, loại bỏ lớp bùn đáy ao do chứa nhiều mầm bệnh và chất thải từ vụ nuôi trước. Tiếp theo, vệ sinh đáy ao, bón vôi, và phơi nền đáy ao để khô trong 5-7 ngày trước khi cho nước vào ao nuôi. Tránh việc phơi đáy quá khô để ngăn chặn tình trạng xì phèn tại những ao có phèn. Nếu ao nuôi cũ nhiễm bệnh, quá trình cải tạo đòi hỏi sử dụng BKC hoặc Chlorine để tiêu diệt khuẩn, giáp xác và mầm bệnh trong ao nuôi. 

Cấp nước vào ao 

Sau quá trình làm sạch ao, thực hiện kiểm tra lưới, rào chắn, và hệ thống nước để xác định mọi thiết bị hoạt động tốt và không bị hư hỏng. Việc cấp nước vào ao cần đảm bảo nguồn nước đủ sạch, cấp nước từ ao sẵn sàng đã được xử lý qua. Nước chất lượng tốt sẽ giúp giảm stress và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh cho tôm sau khi thả nuôi. 

Chuẩn bị lưới mịn để loại bỏ tất cả các cặn bẩn trong nước cấp và loại bỏ giáp xác trôi vào ao. Trong quá trình lấy nước vào ao, hãy mở quạt nước trong khoảng 3 ngày liên tục để trứng của tôm nở thành ấu trùng. 

Tiến hành gây màu nước 

Sử dụng men vi sinh chứa thành phần tạo màu trà phù hợp trước khi thả tôm giúp xử lý và làm sạch nước, tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm. 

Sau khi hoàn tất xử lý 3 bước quan trọng cho hệ thống ao nuôi, bà con tiến hành kiểm tra lại một lần cuối để đảm bảo rằng mọi thứ đều đang hoạt động tối ưu để thả tôm. Đồng thời, việc theo dõi chất lượng nước trong ao nuôi là một hoạt động thường xuyên, giúp đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho tôm. 

Bài viết trên là những việc cần chuẩn bị khi khởi đầu vụ nuôi mới. Ngoài chuẩn bị hệ thống ao chất lượng, và xử lý nguồn nước sạch. Thì trong quá trình nuôi, bà con cũng cần phải xử lý các sự cố phát sinh một cách kịp thời để đảm bảo thành công của quá trình nuôi tôm cho đến cuối vụ. 

Đăng ngày 29/03/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 13:00 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 13:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 13:00 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 13:00 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 13:00 27/01/2025
Some text some message..