Cứ có hợp đồng, sẽ giải ngân

Trước đó, lý giải về những khó khăn trong việc xét duyệt hồ sơ và tiến độ cho vay vốn Nghị định 67, TS Nguyễn Tiến Đông - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho hay, có 5 nguyên nhân chính.

tiến độ vay vốn
Tiến độ vay vốn quyết định thành công của chương trình Nghị định 67 (nay là Nghị định 89).     Ảnh: Trần Việt

Nguyên nhân thứ nhất, theo ông Đông là mặc dù Bộ NNPTNT đã đưa ra 21 mẫu thiết kế tàu sắt cho ngư dân tham khảo nhưng ngư dân cần thiết kế bổ sung để phối hợp với ngành nghề khai thác của từng địa phương.

Ngư dân cũng chưa dự toán được giá thành dẫn đến việc chậm ký được hợp đồng với cơ sở đóng tàu để làm cơ sở xây dựng phương án vay vốn ngân hàng. Chỉ sau khi hoàn thành khâu thiết kế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ngư dân mới thỏa thuận hợp đồng đóng mới tàu và mới có cơ sở xây dựng phương án vay vốn.

Thứ hai, việc phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn của các địa phương triển khai ban đầu còn chậm. Chỉ khi các địa phương phê duyệt danh sách các chủ tàu đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể thì ngân hàng mới có cơ sở để tiếp cận thẩm định và giải ngân cho vay.

Một số địa phương đã phê duyệt danh sách ngư dân nhưng do các ngân hàng thương mại không được tham gia thẩm định khách hàng ngay từ khâu phê duyệt của cấp xã nên sau khi UBND tỉnh phê duyệt danh sách, ngân hàng mới được tiến hành thẩm định lại và mất thêm một thời gian.

Và nguyên nhân thứ ba, theo ông Đông, chính là thói quen sử dụng phương tiện với giá thành thấp nên một bộ phận lớn ngư dân chỉ thích đóng tàu vỏ gỗ hơn vỏ sắt. Mà theo quy định trước đây của Nghị định 67 (chưa sửa đổi, bổ sung-PV), ngư dân muốn đóng tàu vỏ gỗ thì phải tự thuê thiết kế trình Bộ NNPTNT duyệt. Sau đó, ngân hàng mới xét duyệt phương án vay, thẩm định rồi mới ký hợp đồng và giải ngân. Như vậy, tốc độ giải ngân cũng không thể diễn ra nhanh.

“Ngư dân có nhu cầu đóng tàu vỏ gỗ, tuy nhiên theo quy định tại Nghị định 67 thì phải có vốn tự có tối thiểu 30%, do vậy một số chủ tàu đã được UBND tỉnh duyệt đóng tàu đánh bắt xa bờ gặp khó khăn về vốn đối ứng” - TS Đông nói. Và nguyên nhân cuối cùng, theo ông Đông là nhiều ngư dân còn đắn đo giữa việc vay vốn đầu tư mới con tàu và việc tự bỏ tiền mua máy cũ với chi phí thấp hơn, thời gian hoàn vốn nhanh hơn.

Cũng theo ông Đông, cứ có hợp đồng với cơ sở đóng tàu thì các tổ chức tín dụng mới có thể đẩy nhanh tiến độ cho vay và giải ngân vốn được.

“Để đảm bảo an toàn vốn vay, các ngân hàng thương mại không thể cho vay cả chục tỷ đồng với một ngư dân mới chỉ có kinh nghiệm, khả năng quản lý con tàu trọng tải vài tấn được” - ông Đông nói.

Báo Dân Việt, 07/01/2016
Đăng ngày 08/01/2016
Trần Giang
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:17 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:17 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:17 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:17 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:17 25/12/2024
Some text some message..