Cua biển càng to, người yêu hải sản càng buồn

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản thuộc Đại học California phát hiện rằng nồng độ carbon dioxide cao trong không khí đã khiến cua biển to hơn, lớn nhanh hơn và cứng hơn. Tuy nhiên, đó lại là tin buồn cho những người thích dùng hải sản.

cua biển
Cua nhanh chóng đập vỡ vỏ hàu và ăn thịt như “sư tử xé xác cừu non”. Ảnh: nationalgeographic.com

Nhóm nghiên cứu cho rằng các đại dương hiện hấp thu ngày càng nhiều hơn carbon dioxide phát xuất từ hiệu ứng nhà kính do khí hậu toàn cầu ấm dần lên. Do đó, nước biển sẽ tăng tính acid và nhiều carbon hơn. Cua sống trong môi trường nước như vậy sẽ to hơn, lớn nhanh hơn và có vỏ cứng hơn.

Tuy nhiên, đây lại là tin buồn cho những người thích dùng hải sản, vì hàu là thực phẩm ưa thích của cua nên mật độ hàu sẽ giảm. Mặt khác, vì cua tăng trưởng nhanh nên chủ yếu chỉ lớn và cứng phần vỏ nhưng ít thịt. Tính acid tăng của nước cũng khiến những sinh vật khác, từ phiêu sinh vật đến sò điệp đều tăng trưởng chậm và ít thịt hơn.

Một thí nghiệm được nhóm nghiên cứu này thực hiện hồi năm 2009 cho thấy trong môi trường nước nhiều carbon, một loại cua biển xanh sống ở vùng bờ biển Đông Bắc Mỹ mang tên Chesapeake lớn nhanh gấp 4 lần so với khi sống trong môi trường có nồng độ carbon thấp.

Trong một thí nghiệm khác hồi năm 2011, nhóm nghiên cứu bỏ chung cua và hàu vào bể nước có nồng độ carbon cao, cua  nhanh chóng đập vỡ vỏ hàu và ăn thịt như “sư tử xé xác cừu non”.

Theo Live Science, WP
Đăng ngày 11/04/2013
TR. lâm
Khoa học

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 08:43 22/10/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 08:43 22/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 08:43 22/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 08:43 22/10/2024

Có cần thiết dự trữ nước vào các tháng có độ mặn thích hợp?

Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm chính là độ mặn của nước. Đối với các khu vực có mùa khô hạn và mùa mưa rõ rệt, việc quản lý nguồn nước trở thành một thách thức lớn. Vậy có cần thiết phải dự trữ nước vào các tháng có độ mặn thích hợp không?

Tôm thẻ
• 08:43 22/10/2024
Some text some message..