Cửa hẹp cho thủy hải sản vào EU

Là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực trong năm tới, 99% số dòng thuế được xóa bỏ, EU được dự báo là khu vực có cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, riêng đối với ngành thủy sản, cánh cửa vào EU lại đang gặp nhiều khó khăn.

Cửa hẹp cho thủy hải sản vào EU
Ngành thủy sản được dự báo sẽ gặp khó trong thời gian tới khi vào thị trường EU.

Thị trường tiềm năng

Với 28 quốc gia thành viên và dân số trên 500 triệu người, Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là thị trường vô cùng tiềm năng của hàng hóa xuất khẩu.

Theo nhận định của Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương), trong thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển nhanh chóng và Việt Nam luôn ở vị trí xuất siêu sang thị trường này.

Cụ thể, từ năm 2000 đến năm 2016, quan hệ thương mại Việt Nam-EU đã có những phát triển tích cực, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gần 11 lần, từc mức 4,1 tỷ USD (năm 2000) lên đến 45 tỷ USD (năm 2016).

Điều này đã đưa EU trở thành một trong các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 12 lần (từ 2,8 tỷ USD lên trên 34 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng 8,5 lần ( từ 1,3 tỷ USD lên 11 tỷ USD).

Tới đây, theo cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực, sẽ xóa bỏ 99% số dòng thuế trong vòng 7 năm với EU và đối với Việt Nam là 10 năm, cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu vào EU còn lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, riêng với ngành thủy sản, cánh cửa cho ngành hàng này vào thị trường EU lại trở nên co hẹp lại hơn rất nhiều so với trước đây. Lý do là bởi, EU đã đưa ra thẻ vàng cảnh báo về tình trạng khai thác hải sản trái phép đối với các sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam (IUU).

Nói về những khúc mắc của hải sản xuất khẩu ở thời điểm này, ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, theo lý thuyết, nếu Việt Nam có chuyển biến tốt về pháp chế và thực tiễn, đặc biệt là về pháp chế, ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật quản lý, để làm sao hạn chế việc đánh bắt, khai thác không hợp pháp, thì chúng ta sẽ có thêm 6 tháng để bàn.

Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng đó, chúng ta không làm tốt thì từ thẻ vàng sẽ chuyển sang thẻ đỏ, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không được xuất khẩu thuỷ sản vào EU.

xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu hải sản, xuất khẩu, thủy sản

Xuất khẩu thủy hải sản vào EU ngày càng trở nên khó khăn hơn. (Nguồn: Thanhniên).

Thủy hải sản gặp khó

Cũng theo ông Quân, thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam chúng ta có cơ cấu tôm, cá tra và các mặt hàng thuỷ sản. “Tôm thì chúng ta có nuôi trồng và đánh bắt, phần mà chúng tôi thống kê được thì đánh bắt chiếm trên 50%, tương đối lớn. Bởi vậy, nếu bị ngừng lại, mức độ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản là không nhỏ chút nào” – ông Quân nhấn mạnh.

Thời gian qua, việc khai thác hải sản một cách tận diệt ở một số vùng biển Việt Nam đã được thế giới cảnh báo. Việc sử dụng tàu giã cào để khai thác hải sản tại một số địa phương khiến cho dư luận thế giới lo ngại về việc tài nguyên biển có nguy cơ cạn kiệt.

Nói về vấn đề này, ông Quân nêu quan điểm: Vẫn có một cách giải quyết, đó là các DN kiên quyết không thu mua hàng hóa từ những ngư dân vi phạm, lâu dần sẽ thay đổi được hành vi của họ.

Trước đó, ngày 23/10, EU đã quyết định rút thẻ vàng với hải sản Việt Nam từ lý do vi phạm các nguyên tắc IUU. Đây là một thách thức lớn đối với ngành khai thác và chế biến xuất khẩu hải sản Việt Nam, bởi trong 10 tháng đầu năm nay, lần đầu tiên EU đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản số 1 của Việt Nam, với kim ngạch 1,215 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ 2016.

Giới chuyên gia nhận định, động thái này của EU có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với ngành hải sản nước nhà, đáng quan ngại nhất là uy tín và thương hiệu của ngành hải sản bị ảnh hưởng. Đồng nghĩa như vậy, xuất khẩu sang thị trường EU bị sụt giảm, đồng thời tác động xấu đến việc xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ - nước chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản nhằm chống khai thác IUU từ 1/1/2018...

Không chỉ với EU, các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản... từ trước đến nay luôn là thị trường rất ưa chuộng các sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn giữ ở vị trí “top” do hàng năm xuất khẩu một sản lượng không nhỏ sang các thị trường quốc tế, trong đó có EU.

Bởi vậy, việc EU đưa ra lời cảnh báo được coi như là một “bản án khắc nghiệt” đối với xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, cánh cửa vào thị trường này đối với thủy hải sản xuất khẩu ngày càng  trở nên hẹp lại.   

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 08/12/2017
Minh Phương
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:42 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 13:42 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 13:42 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 13:42 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 13:42 01/12/2024
Some text some message..