Thách thức đặt ra là làm thế nào để có được niềm tin của khách hàng. Cần phải cung cấp thủy sản bền vững, an toàn, để chính người bán có thể ăn sản phẩm của mình và người mua có được giá tốt nhất.
Khi "bền vững" trở thành câu cửa miệng, nhiều loài được chứng nhận chất lượng. Nhưng điều này cũng đưa ra những thách thức mới. Người ta không chú trọng đến việc xem bản thân thực phẩm bền vững hay không mà lại tập trung vào việc sản xuất có trách nhiệm. Tính bền vững phải dựa trên các chỉ số như dấu chân sinh thái (tính tổng lượng nước, đất và các tài nguyên khác để tạo ra sản phẩm) nhưng hiện nay, chúng ta vẫn đang tập trung vào 3 điểm mấu chốt là trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội và tính kinh tế. Việc quản lý chuỗi giá trị cũng cần phải hướng đến mục tiêu lâu dài.
Để đảm bảo người tiêu dùng biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, biết được tác động môi trường của sản phẩm, bên cung cấp sản phẩm cần xét xem chứng nhận có đáng tin cậy hay không, đồng thời thường xuyên kiểm tra số lượng và xác minh tính pháp lý và cung cách quản lý của trại nuôi hoặc nơi đánh bắt. Việc tìm nguồn cung ứng thủy sản có chứng nhận thì dễ, nhưng với số lượng chứng nhận ngày càng tăng, việc theo dõi chứng nhận sẽ khó khăn hơn so với trước. Nhiều chương trình chứng nhận chỉ tập trung vào sinh khối và môi trường, nhưng bỏ qua trụ cột kinh tế và xã hội.
Khi tìm nguồn cung ứng cho sản phẩm thủy sản nuôi, cần cân nhắc các yếu tố: kháng sinh, biến đổi gen, phúc lợi xã hội, sử dụng đất và protein động vật, tác động xã hội đối với người lao động và cộng đồng,...
Tương tự, khi lựa chọn sản phẩm thủy sản khai thác, chất lượng, sơ chế trên biển, sức khỏe, an toàn và phúc lợi xã hội, khai thác IUU,... là những vấn đề mà người mua quan tâm.