Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cá rô phi

Ánh sáng có cường độ thấp có thể làm thay đổi các yếu tố hóa lý của môi trường nước cũng như sự phát triển của vi khuẩn, qua đó làm giảm tỷ lệ sống và khả năng kích thích miễn dịch ở cá rô phi trong hệ thống nuôi.

Cá rô phi
Cá Rô Phi là loài cá nước ngọt có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện môi trường. Ảnh: Darryl Jory

Ánh sáng được biết đến là yếu tố môi trường quan trọng trong các hệ thống nuôi thủy sản. Khi cường động ánh sáng có thể thay đổi lớn giữa các thời điểm trong ngày có thể dẫn ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác trong ao nuôi (như pH, nhiệt độ,…). Cường độ ánh sáng phù hợp góp phần cải thiện chất lượng nước và hạn chế sự hình thành các sản phẩm hóa học phụ của quá trình sử dụng các chất khử trùng như clo (disinfection byproducts). Bên cạnh đó, cường độ ánh sáng cũng có tác động đáng kể đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của vật nuôi. 

Cá Rô Phi được biết đến là loài cá nước ngọt được nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Loài cá này còn được biết đến với khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của các yếu tố môi trường. Do các yếu tố kể trên nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Nông Nghiệp Nam Trung Quốc (SCAU) đã tiến hành thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên khả năng trao đổi chất của cá Rô Phi cũng như môi trường sống của chúng. 

Phương pháp bố trí và tiến hành thí nghiệm

Nghiên cứu được tiến hành trong 15 ngày và bao gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 cường độ ánh sáng khác nhau (bao gồm 0lx,100lx và 500lx), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Chu kỳ chiếu sáng được áp dụng từ 12 giờ sáng đến 12 giờ tối. Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm được ghi nhận 3 ngày 1 lần. Mỗi nghiệm gồm 50 cá thể được nuôi trong bể 8m3. Chúng được cho ăn 2 lần trong ngày bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi. Toàn bộ nghiệm thức được thay nước 35% cách 3 ngày 1 lần, nhiệt độ được duy trì dao động trong khoảng từ 25-28oC. 

Kết quả của nghiên cứu

Sau 15 ngày tiến hành thí nghiệm, các chỉ tiêu môi trường như pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO) và NH3 được ghi nhận ở nghiệm thức 0lx và 100lx thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (500lx), trong khi nồng độ NO2 và tổng lân (TP hay total phosphorus) cao hơn so với nghiệm thức 500lx. Bên cạnh đó, số lượng vi khuẩn dị dưỡng, Vibrio và tổng số coliforms trong nước cao hơn nghiệm thức đối chứng lần lượt là 157,1%, 314,2% và 502,4%. Điều này chứng minh rằng vi khuẩn phát triển tốt ở cường độ ánh sáng thấp. (Ảnh). 

Biểu đồ thể hiện sự phát triển của vi khuẩn trong nước

Sự phát triển của vi khuẩn trong nước nuôi trồng thủy sản dưới cường độ ánh sáng 0lx, 100lx và 500lx. Ảnh: Bài nghiên cứu. 

- A: Vi khuẩn dị dưỡng

- B: Vibrio

- C: Tổng số coliform

Ánh sáng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng, khả năng bơi lội, sự trao đổi chất và chức năng phản ứng miễn dịch của cá. Dưới cường độ ánh sáng 0lx, tỷ lệ sống của cá Rô Phi giảm đáng kể xuống còn 90,6% vào ngày thứ 15, thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (500lx). Tuy nhiên tỷ lệ sống giữa nghiệm thức 100lx và 500lx thì không có sự khác biệt. Điều này có thể lý giải rằng, cá Rô Phi là loài săn mồi bằng thị giác và cần cường độ ánh sáng tối thiểu để kiếm ăn và phát triển bình thường. Trong điều kiện không có ánh sáng, chúng gặp khó khăn trong việc bắt mồi cũng như sự thay đổi của các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trường và phản ứng miễn dịch của chúng. Mặt khác, khi kiểm tra các gen liên quan đến hệ miễn dịch, số gen này ở nghiệm thức 0lx cao hơn đáng kể so với nhóm cá được nuôi dưới cường độ ánh sáng 100lx. Nhóm nghiên cứu cho rằng, chính tình trạng stress ở cá do cường độ ánh sáng thấp (0lx) đã làm gia tăng mật độ vi khuẩn, qua đó kích thích khả năng miễn dịch ở cá. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện gen dần dần phục hồi sau ngày thứ 12, cho thấy rằng cá có thể đã thích nghi với môi trường ánh sáng cường độ thấp bằng cách ức chế phiên mã của một số gen liên quan đến miễn dịch.

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cáTỷ lệ sống của cá ở các cường độ ánh sáng khác nhau vào các ngày 0, 3, 6, 9, 12 và 15 của thí nghiệm. Ảnh: Bài nghiên cứu. 

Nhìn chung ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến động vật thủy sản cũng như môi trường sống của chúng. Chính vì thế duy trì một cường độ ánh sáng phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho sự phát triển và thành công của vụ nuôi. 

Đăng ngày 28/11/2022
Thiện Tâm @thien-tam
Khoa học

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 23:08 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 23:08 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:08 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 23:08 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 23:08 06/05/2024