Đà Nẵng sẽ xây khu biểu diễn cá heo, thú biển

Khu đất rộng 2,5ha ven biển ngay dưới chân cầu Thuận Phước đang được giao cho một doanh nghiệp Nga đầu tư xây khu nuôi và biểu diễn cá heo, thú biển.

cầu Thuận Phước
Khu vực đất dưới chân cầu Thuận Phước (phía quận Hải Châu) đang được điều chỉnh quy hoạch để xây dựng khu biểu diễn cá heo, nuôi nhốt thú biển. Ảnh: Nguyễn Đông.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký văn bản đồng ý giao 2,5ha đất vị trí gần biển nằm trong khu quy hoạch Dự án Nhà hát - Trung tâm Văn hóa thành phố tại chân cầu Thuận Phước để xây dựng khu biểu diễn và nuôi cá heo, thú biển của một công ty Nga.

Ông Thơ giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch tại khu vực chân cầu Thuận Phước, đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư theo quy định, liên hệ với phía công ty để triển khai dự án.

Trao đổi với VnExpress chiều 5/11, ông Vũ Quang Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, cho hay "chủ trương đã được thông qua" và đang trình thành phố quy hoạch cụ thể. Trong khi đó, đại diện Hội Quy hoạch và Đô thị Đà Nẵng cho biết chưa có thông tin nên chưa thể góp ý về dự án này.

Ngay khi thông tin về khu biển diễn thú biển và cá heo được chia sẻ trên các diễn đàn mạng xã hội, đã có nhiều ý kiến trái chiều về dự án này. Một số người cho rằng dự án giúp Đà Nẵng đa dạng thêm điểm đến để thu hút khách du lịch, trong khi không ít ý kiến đề nghị thành phố nên cân nhắc khi đang hướng tới xây dựng một thành phố môi trường mà lại "đem thú ra diễn xiếc".

Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) đã khuyến nghị Đà Nẵng không nên thông qua dự án. Việc đưa những con cá heo từ tự nhiên về môi trường nuôi nhốt, ép buộc chúng biểu diễn và bơi cùng khách tham quan có thể gây tổn thương, thậm chí gây tử vong đối với loài vật có nguy cơ tuyệt chủng này. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đến lượng khách du lịch và đầu tư vào thành phố.

Ông David Neal, Giám đốc phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật châu Á, cho biết những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nuôi giữ cá heo từ tự nhiên là hành vi tàn bạo khiến chúng luôn bị hành hạ. Nuôi nhốt cá heo hay động vật biển có vú khác đều gây hại cho chúng và dần dần, ngày càng có nhiều người phản đối việc làm này.

"Chúng tôi tin rằng danh tiếng thành phố hiện đại, văn minh của Đà Nẵng có thể bị ảnh hưởng nếu dự án được tiến hành. Câu chuyện thành công của Đà Nẵng sẽ bao gồm cả việc không ngại từ chối những dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển chung, đặc biệt là những dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững của thành phố", ông David Neal nói.

Theo Animals Asia, việc các công viên thủy cung gây ô nhiễm môi trường biển và vi phạm phúc lợi động vật khiến nhiều quốc gia đã có luật cấm hoặc hạn chế việc nuôi nhốt động vật biển. Croatia, Hungary, Slovenia, Thụy Sỹ ... đã cấm nuôi nhốt cá heo. Chile và Costa Rica đã cấm việc nuôi nhốt sinh vật biển từ năm 2005 và vào năm 2013, Ấn Độ đã thông qua luật cấm phát triển các khu nuôi cá heo...

Ở Việt Nam, mặc dù chưa có luật về phúc lợi động vật hay quy định cấm sử dụng cá voi và cá heo nhưng các loài này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Cá voi, cá heo được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, mà Việt Nam là thành viên từ năm 1993, liệt kê trong danh mục các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ.

Thông tin Animals Asia cung cấp, trong 3 năm gần đây, 4 chiến dịch nâng cao nhận thức đã được thực hiện thành công. 4 bể nuôi cá heo bị đóng cửa gồm: Rimini (Ý) vào tháng 2/2015; Công viên Cá heo Kas (Thổ Nhĩ Kì) đóng cửa tháng 5/2013; Yerevan (Armenia) đóng của vào tháng 3/2013; Munster (Đức) đóng cửa vào tháng 7/2012.

Vnexpress, 06/11/2015
Đăng ngày 06/11/2015
Nguyễn Đông
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:21 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:21 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:21 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:21 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:21 25/11/2024
Some text some message..