Kết quả chỉ ra rằng hệ thống nuôi chưa đạt được mức tối ưu cho tôm. Trong khi ao nuôi không bị ô nhiễm chất hữu cơ hay dưỡng chất chính (N, P) và độ mặn và pH ở mức rất thích hợp cho tôm, thì trên 37% lượng Ôxy hòa tan đo được thấp hơn mức thích hợp. Vào các buổi sáng sớm, hàm lượng Ôxy hòa tan ở mức rất thấp (0,84–2,20 mg L−1). Nồng độ Sulphate (SO42−) nằm trong khoảng cho phép. Tổng lượng chất lơ lửng vượt giới hạn thích hợp (giới hạn thích hợp <50 mg L−1). Hàm lượng sắt, độ kiềm và H2S cao hơn mức cho phép. Bùn đáy ao thiếu Ôxy (redox potential −422 to −105 mV) và bị ô nhiễm nặng chất hữu cơ (9,84–21,96%). Hàm lượng Ôxy ở mức thấp, tổng lượng chất lơ lửng cao và bùn đáy ao kị khí là những nguyên nhân gây trở ngại hệ thống nuôi tôm này ở Việt Nam. Biện pháp cải thiện điều kiện ao nuôi được đề xuất là (1) có hệ thống lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi, (2) gia cố bờ ao, (3) ngắt vụ, (4) phơi khô đáy ao, (5) nạo vét bùn đáy ao, và (6) kiểm soát thủy sinh vật trong ao./.
Nguồn: Tho, N.1, Ut, V. N.2 and Merckx, R.3 (2011), Physico-chemical characteristics of the improved extensive shrimp farming system in the Mekong Delta of Vietnam. Aquaculture Research, 42: 1600–1614. doi: 10.1111/j.1365-2109.2010.02750.x.
1 Ho Chi Minh City Institute of Resources Geography, Vietnamese Academy of Science and Technology, Ho Chi Minh City, Vietnam
2 Department of Applied Hydrobiology, College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University, Can Tho City, Vietnam
3 Department of Earth and Environmental Sciences, Division Soil and Water Management, Faculty of Bioscience Engineering, Katholieke Universiteit Leuven, Heverlee, Belgium.