Đặc điểm và hướng xử lý bệnh xù vẩy ở cá Koi

Là một trong những giống cá cảnh được nuôi phổ biến nhất hiện nay. Vẻ đẹp uyển chuyển và lộng lẫy từ những chú cá Koi bơi lội trong hồ không chỉ tạo được cảnh quan bắt mắt mà còn có nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Bởi thế, cá Koi không chỉ được lòng dân chơi cá cảnh mà còn thu hút rất nhiều người nuôi với mục đích trang trí nhà cửa, sân vườn và làm kinh doanh.

Cá Koi
Cá Koi còn được xem là loài “quốc ngư” bởi chúng tượng trưng cho khát vọng, tinh thần dũng cảm, và sức mạnh vượt qua mọi khó khăn gian khổ

Đôi nét về cá Koi 

Cá Koi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi được người Nhật lai giống thì tạo thành một giống cá hoàn toàn khác. Cá chép khi xưa không đa dạng và có màu sắc đẹp đẽ mà chỉ có màu nâu hoặc xanh, sau này được người Nhật lai tạo nhân giống lần đầu tại vùng đảo Niigata, từ đó tạo ra trăm loài cá Koi rực rỡ, muôn màu muôn vẻ gọi tên là Nishikigoi.  

Cá Koi có đến khoảng hơn 100 giống khác nhau, nhưng chủ yếu chỉ có 4 màu cơ bản là: trắng, đỏ, vàng, xám bạc và còn tùy theo cách phân bổ màu sắc trên mình mà người ta chia làm nhiều loại khác nhau như: Kohaku, San Showa, Ogon, Kin – Showa, Hi – Utsuri, Shusui… 

Tuy nhiên, chúng đều mang những đặc điểm chung về hình thái, thường có thân hình đẹp, màu sắc đa dạng nên thích hợp sử dụng để trang trí bể cá cảnh trong nhà. Koi có thể tăng trưởng từ 50 – 150 mm mỗi năm, tuổi thọ cá Koi trung bình từ 25 – 35 năm. Tuy nhiên có những trường hợp nuôi cá Koi ao thì có thể lên đến hơn 200 tuổi.

Cá Koi là giống cá hiền lành, tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên việc chăm sóc cần hết sức tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Cá Koi sống phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh. Nếu như nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ khiến màu sắc và hình dạng của cá cũng thay đổi theo. 

Hiện tượng xù vẩy ở Koi 

Dropsy xù vảy còn được gọi là bệnh Pinecone hoặc Bloater. Nó không thực sự là bệnh mà là phản ứng miễn dịch của cá Koi đối với một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn dẫn tới sưng cơ thể.  

Khi cá Koi bị Dropsy xù vảy thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất là phần thân cá sưng to hơn bình thường và mắt lồi ra. Một số dấu hiệu thông thường khác như: Vảy xù, bụng sưng to nên trông cá giống như quả thông khô.   

Cá koi bị bệnh xù vẩyMôi trường nước ô nhiễm, cá bị stress,…đều có khả năng trở thành nguyên nhân gây ra bệnh xù vảy. Ảnh: koilover.vn

Khả năng bơi lội suy giảm, thậm chí mất khả năng bơi nếu bệnh nặng. Màu sắc, hoa văn trên cơ thể mờ. Cá nhút nhát, kém ăn, hay trốn tránh. Khi mắc bệnh cá thường bơi gần bề mặt nước hoặc bơi gần nơi có nhiều oxy. 

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Dropsy xù vảy trên cá Koi, có thể là ký sinh trùng, sán, virus…Tất cả những mầm bệnh gây nhiễm trùng cho cá Koi đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. 

- Nếu cá Koi đột ngột xù vảy: Do sức đề kháng của cá suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây chảy máu bên trong. Ngược lại, nếu xù vảy diễn ra từ từ có thể là do ký sinh trùng tấn công hoặc trong cơ thể cá có khối u đang phát triển làm cho thân cá sưng to.  

- Môi trường nước ô nhiễm: Cá koi ưa nước sạch, ở vùng nước bẩn, không đảm bảo về nhiệt độ, độ pH, NH3 thì cá rất dễ bị bệnh (không chỉ bệnh xù vảy mà còn rất nhiều bệnh khác). Nếu không có biện pháp xử lý nguồn nước đảm bảo sẽ tạo điều kiện nấm, vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào bên trong khiến cá mắc bệnh. 

- Thiếu chất dinh dưỡng: Nguồn thức ăn không đủ chất hoặc kém chất lượng. 

- Chức năng thận của cá Koi suy giảm: Do sử dụng thuốc không đúng cách hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào sâu bên trong nội tạng của cá, tác động và khiến chức năng thận của koi suy giảm, cá không đào thải được cặn bẩn, chất độc từ bên trong cơ thể ra ngoài. 

- Stress, căng thẳng: Nguyên nhân do nhiều tác động, ví dụ như di chuyển cá thô bạo, mật độ cá trong hồ quá dày, thay đổi môi trường sống bất ngờ… 

Hầu hết các trường hợp xù vảy ở cá Koi không lây nhiễm, tuy vậy trong một vài trường hợp nếu cá mắc Dropsy do ký sinh trùng thì có khả năng lây bệnh. Thông thường, bệnh xù vảy là do ký sinh trùng gây nhiễm trùng cho các vết thương do chính chúng tạo ra. Do đó rất dễ lây lan. 

Cách xử lý 

Cách tốt nhất để phòng bệnh là vệ sinh sạch sẽ, tạo môi trường sống lý tưởng, rộng rãi cho cá Koi.

Ngay khi bạn thấy các dấu hiệu bất thường trên thân cá koi, những biểu hiện lạ khi bơi lội, khi ăn thì cần lập tức theo dõi. Bạn cần cách ly những con bị bệnh ra khỏi hồ/ bề để tránh tình trạng lây lan bệnh ra cả đàn. Nên nuôi các con này trong các tank nhựa vừa gọn, vừa tiện dụng. (sử dụng tank nhựa tròn hoặc tank nhựa hình chữ nhật đều được) 

Tiếp đến bạn tiến hành tắm muối cho cá với nồng độ 5 – 6kg/1m3 nước/5 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần, liên tục 3 – 4 ngày cho đến khi tình trạng, dấu hiệu bên ngoài của cá được cải thiện. 

Có thể sử dụng các loại thuốc khác hay kháng sinh để trị bệnh cho cá, tuy nhiên người nuôi cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia. 

Cần trang bị đầy đủ máy lọc nước công suất  phù hợp với quy mô bể

Phòng tránh bệnh xù vảy ở Koi 

Nếu là người mới chơi cá cảnh thì cần phải lựa chọn những giống Koi khỏe mạnh, không có mầm mống bệnh. Những con cá phần da bị trầy xước, có chấm đỏ trên nền da, bơi kém, ăn ít thì không nên lựa chọn vì sức đề kháng của chúng yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công. 

Khi nuôi cá Koi, cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nước. Cá sẽ rất dễ bị bệnh xù vảy nếu như nước nuôi bẩn. Cần trang bị đầy đủ máy lọc nước công suất phù hợp với quy mô bể, hồ và số lượng cá. Chú ý khi cho cá ăn thì cho lượng vừa đủ, tránh để thức ăn dư thừa sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. 

Trước khi thêm cá mới nên cách ly và kiểm dịch cá mới trong 1 tank nước riêng khoảng 3 – 4 tuần để chắc chắn rằng chúng không có mầm bệnh trong cơ thể. 

Cá Koi dễ mắc Dropsy xù vảy vào mùa xuân, vì thế người nuôi cần dọn dẹp, khử trùng hồ/bể vào mùa thu, thêm thiết bị sưởi ấm vào mùa đông và cho cá ăn thức ăn dinh dưỡng cao vào mùa hè để hạn chế tối đa tình trạng cá nhiễm bệnh. 

Đăng ngày 26/02/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 09:35 18/10/2024

Lựa chọn làm việc thủ công hay áp dụng thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hiện nay?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, người nuôi thường đứng trước quyết định giữa việc tiếp tục sử dụng phương pháp làm việc thủ công truyền thống hoặc chuyển sang áp dụng thiết bị công nghệ. Cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất, ngân sách, và mong muốn cải thiện hiệu quả sản xuất.

Thiết bị công nghệ
• 09:42 17/10/2024

Mẹo xử lí "trứng nước" hiệu quả

Người nuôi tôm hay nhắc đến việc “trứng nước” xuất hiện trong ao nuôi gây ra không ít các tác hại đến tôm, nhưng ngược lại ở một số giai đoạn “trứng nước” này xuất hiện lại giúp ích cho tôm. Còn rất nhiều điều thắc mắc cũng như các mẹo xử lí chúng, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

trứng nước
• 10:23 16/10/2024

Thời điểm mưa nhiều: Bệnh đỏ thân tấn công nhanh

Trong những tháng mưa nhiều, người nuôi tôm thường đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của đàn tôm. Một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là bệnh đỏ thân.

Tôm thẻ
• 09:59 15/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:45 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 11:45 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 11:45 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 11:45 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 11:45 18/10/2024
Some text some message..