Đại dương mới từ vết nứt giữa sa mạc châu Phi?

Các nghiên cứu khoa học về vết nứt trên sa mạc Ethiopia có manh mối sẽ là nguồn gốc để tạo nên một đại dương mới như Biển Đỏ.

vết nứt
Vết nứt lớn dài 56km tại sa mạc ở Ethiopia có thể sẽ tạo nên một đại dương mới.

Giáo sư Cindy Ebinger nghiên cứu ngành khoa học môi trường và trái đất thuộc đại học Rochester đang thực hiện nghiên cứu tại khu vực vết nứt lớn dài tới 56 km đã xuất hiện giữa sa mạc Afar của Ethiopia có thể sẽ tạo nên một đại dương mới trong tương lai.

"Mục đích của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu xem điều đang xảy ra ở Ethiopia có giống với điều đang xảy ra dưới đáy biển không, nơi chúng ta gần như không thể tới được", giáo sư Ebinger nói.

Hai mảng kiến tạo châu Phi và Ảrập gặp nhau tại sa mạc Afar thuộc miền bắc Ethiopia. Trong suốt 30 triệu năm qua, từ hình ảnh vệ tinh cho thấy, chúng đang tách nhau ra với tốc độ khoảng 2 cm mỗi năm và phần tách này nằm ở phía nam Biển Đỏ. Quá trình tách tạo nên Biển Đỏ và vùng lõm dài 298 km trên sa mạc Afar.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã nhận thấy quá trình tạo ra vết nứt ở đây giống hệt những diễn biến đang xảy ra dưới các đáy đại dương. Điều đó chứng tỏ một đại dương mới đang hình thành ngay giữa lục địa đen. Khi vết nứt mở rộng, nó cũng sẽ chia cắt Biển Đỏ.

Họ đã dựng lại quá trình hình thành vết nứt trên mô hình giả lập và cho thấy kết quả là vết nứt được tạo ra sau khi một ngọn núi lửa hoạt động và phun dung nham lên mặt đất. Chỉ trong vài ngày vết nứt đã đạt tới chiều dài 56 km và nó vẫn đang tiếp tục tiến về hai phía nam và bắc.

Vết nứt – rộng hơn 6 m - được phát hiện trong sa mạc của Ethiopia vào năm 2005. Khe nứt có thể chứa đầy 2,5 km khối đá tan chảy – đủ để chôn vùi 42 km vuông khu vực giao thông tấp nập của London bên dưới 60m dung nham.

Nghiên cứu năm 2009 được đăng trên tờ Geophysical Research Letters đã chỉ ra rằng quá trình này xảy ra khi lỗ đang được phát triển. Ngoài ra, về cơ bản, quá trình này cũng giống như những gì đang diễn ra dưới đáy biển, đồng thời đây cũng là hiện tượng đã gây nên sự phân tách chậm chạp của Biển Đỏ.

núi lửa phun

Vết nứt ngày một rộng và dài ra với những đợt phun trào gần đây nhất xảy ra mới hồi tháng 3/2010. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khu vực đó tin rằng một đại dương mới đang từ từ hình thành và cuối cùng sẽ tách lục địa châu Phi ra làm hai.

Tiến sĩ Tim Wright thuộc Khoa Trái đất và Môi trường, Đại học Leeds, nói: “Quá trình hình thành đại dương thường ẩn sâu bên dưới lòng biển, nhưng ở Afar, chúng tôi có thể đi bộ băng qua khu vực nơi bề mặt Trái đất tách ra xa nhau – điều đó thật sự thú vị”.

Ông cũng cho biết, "chúng tôi có thể theo dõi magma từ bên dưới lớp bao của Trái đất cho đến khi nó xâm nhập vào các vết nứt và hóa rắn thành lớp bao mới, hay phun lên trên bề mặt”.

Tuy nhiên, đại dương mới sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu cho biết quá trình này có thể kéo dài tới hàng triệu năm.

Nhóm nghiên cứu cho rằng Biển Đỏ sẽ chảy vào đại dương mới trong khoảng một triệu năm nữa. Đại dương mới cũng sẽ nối Biển Đỏ với vịnh Aden, một nhánh của biển Ảrập nằm giữa Yemen và Somalia.

Báo Đất Việt, 09/08/2015
Đăng ngày 10/08/2015
Chi Chi (Tổng hợp)
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 21:15 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 21:15 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:15 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:15 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:15 21/12/2024
Some text some message..