Đại dương - Thế giới của những điều kỳ bí (Kỳ 1)

Đại dương bao phủ tới hơn 70% bề mặt trái đất. Nhưng đến tận bây giờ, nơi đây còn ẩn chứa vô vàn những điều bí ẩn, kỳ thú… Trên con đường khám phá muôn mặt đời sống đại dương, Tạp chí Thương mại Thủy sản xin giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài dài kỳ “Đại dương – Thế giới của những điều kỳ bí”, biên soạn từ cuốn "Ocean" của các tác giả Bryan Richard, Sarah Richkayzen và Joan Barker.

nền đáy đại dương
Bản đồ địa hình thế giới và nền đáy đại dương

Giới thiệu

Từ một điểm ngoài vũ trụ nằm ở phía trên Thái Bình Dương nhìn xuống Trái đất, ta sẽ chỉ thấy màu xanh mênh mang của nước. Chính sự hiện diện bao trùm của loại chất lỏng mang tên nước này đã làm nên sự khác biệt giữa Trái đất với những hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Môi trường nước trong các đại dương là nơi sự sống bắt đầu. Đại dương đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hòa nhiệt độ Trái đất, không đơn thuần chỉ nhờ những chu kỳ thủy văn. Thiếu đại dương, Trái đất sẽ nóng như lửa vào ban ngày và lạnh như băng về đêm.

Nhiều bí ẩn của đại dương đã được giải mã, từ việc tại sao chúng lại có màu xanh dương, cho đến dấu ấn của chúng trong những hiện tượng thời tiết như lốc xoáy, sóng thần và El Niño. Tuy nhiên, lòng đại dương dường như vẫn là vùng lãnh địa “bất khả xâm phạm” cuối cùng còn sót lại trên trái đất. Dưới độ sâu 200 m – nơi ánh sáng không thể xuyên thấu - là thế giới của bóng tối với những kiến tạo độc đáo và những sinh vật kỳ dị. Những kiến tạo đó có thể cao đến nỗi dãy Andes cũng trở nên khiêm nhường, và hun hút đến mức có thể nuốt chửng được cả ngọn Everest dưới khối nước sâu hàng cây số. Người ta từng nghĩ loài cá vây tay cổ đại – vốn mang danh hiệu “khủng long của đại dương” vì hóa thạch của chúng có tới 400 triệu năm tuổi – đã tuyệt chủng từ trước năm 1938, thì nay lại thấy chúng “tung tăng” nơi đáy đại dương. Cả việc phát hiện thêm loài cá mập miệng rộng (megamouth shark) đầu tiên vào năm 1976 đã dấy lên câu hỏi: Còn bao nhiêu loài “thủy quái” nữa chưa được biết đến nơi đại dương bao la?

biển sự sống

Cái nôi của sự sống

Nước là một trong những hợp chất phổ biến nhất trên trái đất với thể tích ước đạt 1,38 tỷ km3. Trong đó, trên 97% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai địa cực và trên các ngọn núi (69%), nước ngầm (30%), nước trong đầm lầy, sông hồ (0,03%) và hơi nước (0,04%). Ngoài ra, nước còn có mặt trong mô cơ của tất cả các sinh vật, với tỷ lệ đôi khi có thể lên đến 90% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, loại nước sinh học này chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ bé trong tổng lượng nước có trên trái đất (0,0001%).

Nước là một trong những hợp chất có cấu tạo đơn giản nhất, ở dạng tinh khiết nhất, không màu, không mùi, không vị; song ở nhiều phương diện, nó lại được coi là thứ phức tạp nhất, có nhiều đặc tính lý hóa dị thường, có ảnh hưởng chi phối đến trạng thái lý hóa của trái đất và sự sống của sinh vật trên đó.

Đặc tính vật lý

Nước là một trong những phân tử nhỏ nhất và nhẹ nhất với công thức hóa học là H20, tức là hai nguyên tử hydro kết hợp với một nguyên tử ôxy.

Các nguyên tử hydro và ôxy liên kết với nhau sao cho phân tử nước bị phân cực với phía nguyên tử hydro tích điện dương và phía ôxy tích điện âm. Sự phân cực đó tiếp tục tạo nên mối liên kết hyđrô gắn các phân tử nước lại với nhau. Chiếm tới 92,7% khối lượng vật chất trong vũ trụ, hyđrô là nguyên tố phổ biến nhất và rất dễ dàng liên kết với ôxy.

Những phát hiện mới đây cho thấy, nước ở thể lỏng cũng xuất hiện trên một số hành tinh khác chứ không quá hiếm như người ta vẫn tưởng. Thế nhưng không ở đâu nước lại nhiều và đa dạng về thể (rắn, lỏng, khí) như trên trái đất.

Nước hóa hơi ở nhiệt độ 1000C và đóng băng ở 00C. Điều này từ lâu đã được coi là chân lý. Thế nhưng, ngược với mọi chất khác, nước co lại khi nóng và nở ra khi lạnh (khi đóng băng, thể tích chúng tăng thêm 9%). Vì thế, nước có mật độ phân tử cao nhất khi ở thể lỏng (ở 40C) và thấp nhất khi đóng băng. Đây cũng là lý do tại sao băng lại nổi trên mặt nước, tạo thành tấm áo giữ nhiệt cho khối nước và các sinh vật phía dưới, và làm chậm lại quá trình đóng băng của cả khối nước. Ví thử băng co lại và chìm xuống dưới nước thì hẳn vùng nước ở đầu 2 cực sẽ đóng băng hoàn toàn, gây ra những tác động khủng khiếp đến những dòng hải lưu bên dưới và cả khí hậu bên trên. Ngoài ra, nước nở ra khi lạnh cũng tạo điều kiện cho một số sinh vật bên trong nó sống sót, thay vì bị o ép cho đến chết.

Điều hòa khí hậu trên trái đất

Nước sở hữu những đặc tính nhiệt học quan trọng. Nó dẫn nhiệt tốt hơn mọi chất lỏng khác (trừ thủy ngân) và có nhiệt dung riêng rất cao, tức là phải tiêu tốn nhiệt lượng lớn hơn để thay đổi nhiệt độ của nó. Thực ra, nếu không kể amôniăc thì nước có nhiệt dung riêng cao nhất trong các hợp chất tự nhiên. Điều đó có nghĩa là nước có thể từ từ hấp thu một nhiệt lượng rất lớn trong quá trình nóng lên và tỏa nhiệt dần dần khi giảm nhiệt độ.

Bằng cách này, những vùng chứa nước lớn như đại dương giúp thu nhiệt từ mặt trời vào ban ngày hay mùa hè, để sưởi ấm trái đất vào ban đêm và mùa đông. Tương tự, các loại ao, hồ cũng có tác dụng điều hòa khí hậu ở một khu vực nhỏ. Ngay cả việc điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể các sinh vật cũng không nằm ngoài cơ chế này.

Nước là dung môi đa năng nhất, có khả năng hòa tan rất nhiều hợp chất, bất kể là vô cơ hay hữu cơ. Nước giúp hòa tan và vận chuyển các nhất dinh dưỡng trong cơ thể sống. Thiếu nước, không một sinh vật nào có thể tồn tại. Nhiều quá trình sinh hóa chủ đạo trên trái đất như quang hợp cũng phải có nước mới thực hiện được. 

Nước biển chứa rất nhiều nguyên tố, hợp chất, khoáng chất, chất khí hòa tan như natri clorua, cacbon, nitơ, phốtpho, hyđrô, ôxy, cũng như các dưỡng chất thiết yếu như phốtphát, nitrat và silicat. Tuy nhiên, về phương diện hóa học, nước biển rất tinh khiết với tỷ lệ nước đạt khoảng 95%. Thế nên, mỗi sinh vật đều tìm thấy trong nước biển thứ gì đó có lợi cho mình và chính bản thân nước biển với những đặc tính tuyệt vời của nó cũng là nơi sự sống nẩy lộc đâm chồi.

Động học đại dương

Quá trình hình thành đại dương

Kiến tạo mảng. Phải mất hàng tỷ năm trái đất mà chúng ta đang sống mới có hình hài như bây giờ. Khoảng 4,5 tỷ năm về trước, trái đất chỉ là một khối khí và kim loại nóng chảy hình cầu. Qua hàng chục triệu năm, khối khí đó nguội dần, hình thành một lớp vỏ đá macma cứng bao bọc với độ dày dao động từ 8 km (vỏ đại dương) cho đến trên 60 km (vỏ lục địa). Dưới lớp vỏ cứng này còn có 3 lớp nữa. Đầu tiên là lớp phủ dạng mềm, dày khoảng 3.000 km, tiếp theo là lõi ngoài cấu thành từ hợp chất sắt - niken dày trên 3.500 km; cuối cùng, nằm ở trung tâm trái đất là lõi trong chứa kim loại nóng chảy có bán kính khoảng 1.200 km.

Vỏ cứng bao bọc trái đất thực ra không liền lớp mà vỡ ra thành nhiều phần, gọi là mảng kiến tạo. Hiện nay trái đất có 13 mảng kiến tạo lớn, và giữa các mảng đại dương và mảng lục địa có sự khác biệt rõ ràng, theo đó mảng đại dương là nguyên nhân gây ra sự trôi giạt của các mảng lục địa.

Hải bồn và sự xuất hiện của nước. Hải bồn - hay còn gọi lòng chảo đại dương – là hệ quả của quá trình vận động kiến tạo vỏ trái đất. Mảng đại dương vốn là những vùng nặng hơn mảng lục địa nên bị kéo xuống sát lớp phủ. Những nơi bị kéo xuống nhiều hơn tạo thành vùng lõm trên bề mặt trái đất như những lòng chảo. Sau đó, chất khí bốc ra từ hoạt động phun trào núi lửa trong lớp phủ trái đất tích tụ lại và sản sinh ra hơi nước (cách đây 4 tỷ năm). Khi trái đất nguội dần, hơi nước ngưng tụ lại tạo thành mưa chảy vào những lòng chảo ấy. Lượng nước này được bổ sung thêm khi có những thiên thạch mang theo tinh thể băng bắn vào trái đất, bốc hơi và ngưng tụ thành nước.  

Sự trôi giạt lục địa. Những dòng đối lưu trong lớp phủ khiến các mảng kiến tạo liên tục bị dịch chuyển làm thay đổi bề mặt trái đất. Học thuyết này – còn gọi là thuyết lục địa trôi - được nhà khoa học người Đức Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên vào năm 1912, nhưng phải mãi đến những năm 1960 mới được thế giới công nhận là đúng.

Theo học thuyết này, cách đây khoảng 200 triệu năm trái đất chỉ có một đại dương duy nhất là Panthalassa bao quanh biển Tethys và một khối lục địa có tên Pangaea. Sau khoảng 50 triệu năm, Pangaea bắt đầu tách ra làm đôi: khối lục địa Laurasia ở phía bắc (sau này là Bắc Mỹ và Eurasia) và khối lục địa Gondwana ở phía nam (sau này là Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Ôxtrâylia và Nam cực). Khi hai mảng lục địa này dịch chuyển ra xa nhau, vùng nước ở giữa chúng giãn rộng dần và mở ra Đại Tây Dương ngày nay. Cũng trong gian này, sống núi giữa Đại Tây Dương (phân tách mảng Á - Âu với mảng Bắc Mỹ ở phía Bắc Đại Tây Dương, và mảng Châu Phi với mảng Nam Mỹ ở phía Nam Đại Tây Dương) đã hình thành.

Sau đó, Gondwana tiếp tục chia tách và mở ra Ấn Độ Dương, còn Pangaea mở ra Biển Bắc cực. Lòng chảo Nam Đại Tây Dương hình thành và hợp nhất với lòng chảo Bắc Đại Tây Dương. Siêu đại dương Panthalassa thu hẹp dần, trở thành một phần của Thái Bình Dương ngày nay.

Phải đến 15 triệu năm trước đây, các lục địa và đại dương mới tiến tới vị trí như trên bản đồ hôm nay. Hiện tại, các mảng kiến tạo vẫn đang tiếp tục dịch chuyển và dự kiến Thái Bình Dương sẽ còn bị thu hẹp nữa, trong khi Đại Tây Dương mỗi năm lại mở rộng thêm khoảng 2,5 cm.

Vietfish.org, 28/01/2014
Đăng ngày 29/01/2014
Bryan Richard, Sarah Richkayzen, Joan Barker/T.T.P
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:49 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:49 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 03:49 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:49 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:49 23/11/2024
Some text some message..