“Đại gia cá koi” bị nghi chuyển tiền lậu

Dù bị bắt vì tình nghi tổ chức chuyển tiền phi pháp giùm người Việt đang sinh sống tại Nhật nhưng 4 người trong gia đình ông Ngô Chánh chưa nhận tội - theo cảnh sát Nhật Bản

cong vien da
Ông Ngô Chánh tại Công viên đá Nhật của ông tại huyện Hóc Môn, TP HCM dịp khai trương hoạt động Ảnh: LÊ PHONG

Tờ Ehime (Nhật Bản) mới đây đưa tin về một vụ chuyển tiền phi pháp từ Nhật Bản về Việt Nam.

Bị đánh giá không giữ chữ tín

Vụ việc xảy ra tại TP Matsuyama Nishi (Nhật Bản), 4 người tình nghi bị bắt gồm vợ chồng ông Ngô Chánh (57 tuổi; Việt kiều Nhật) và vợ là Lục Thị Kiều (56 tuổi), Ngô Kim Tuấn và Nguyễn Thị Tuyết Vân (con trai và con dâu ông Chánh), tất cả đều sinh sống tại TP Matsuyama. Theo đó, những người này tổ chức chuyển tiền phi pháp giùm người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản về Việt Nam. Từ tháng 12-2014 đến tháng 5-2015, tổng cộng họ đã chuyển 1.320.000 yen của những người ủy thác, chuyển qua ngân hàng bằng tài khoản của họ rồi chuyển vào tài khoản của người nhận bằng VNĐ. Cảnh sát Nhật Bản cho biết 4 người này vẫn chưa nhận tội và “có trở ngại trong việc điều tra”. Một người am tường luật pháp của Nhật Bản cho biết nước này xem việc nhận tiền yen ở Nhật Bản và quy ra VNĐ tại Việt Nam là vi phạm pháp luật về ngân hàng của Nhật Bản.

Tại Việt Nam, ông Ngô Chánh được biết đến là “vua đá Nhật” hay “đại gia cá koi” và hiện là Tổng Giám đốc Công ty Tùng Sơn Thạch Hoa Viên. Ông Chánh cũng vừa thành lập Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Bản (GK - Organic Nhật Bản) và giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.

Đầu tháng 12-2015, tại Công viên đá Nhật (Rin Rin Park; huyện Hóc Môn, TP HCM), công ty của ông Chánh đã tổ chức hội thảo ứng dụng các sản phẩm sinh học thông minh phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thu hút nhiều doanh nghiệp, chuyên gia, người dân tham dự. Tại hội thảo, ông Chánh đã giới thiệu 7 tập đoàn nông nghiệp hàng đầu của Nhật Bản sang tham dự triển lãm.

Dù được biết đến với vai trò là chủ của một công viên cá koi lớn tại TP HCM nhưng theo giới làm nghề cá cảnh, việc ông Chánh bị bắt sẽ không ảnh hưởng đến thị trường cá koi. Ông C.T (một nghệ nhân nuôi cá cảnh có tiếng tại quận 12, TP HCM) nói thực tế tại TP HCM, nhiều trại cá đã sản xuất và xuất khẩu cá koi với doanh thu cả triệu USD nhưng do mới chú ý khai thác thị trường nội địa nên ít người biết. Ông này cũng nói các công ty của ông Chánh hoạt động tập trung ở mảng đá và cây cảnh hơn là cá koi.

Giữa năm 2015, Hội thi Bonsai châu Á - Thái Bình Dương do Hội Sinh vật cảnh TP HCM tổ chức tại Rin Rin Park. Một vị lãnh đạo hội này cho biết ông Chánh vào hội chỉ vài tháng trước khi diễn ra sự kiện trên và có tham gia vào ban chấp hành để chuẩn bị cho công tác tổ chức. Tuy nhiên, sau khi kết thúc hội thi, 2 bên xảy ra bất đồng.

“Ngân sách cấp cho hội thi ít nên hội kêu gọi xã hội hóa. Lúc đầu, ông Chánh hứa sẽ bù vào các khoản thiếu hụt nhưng dù có bán vé thu tiền người vào tham quan trong mấy ngày diễn ra hội thi, ông Chánh vẫn không đóng góp đồng nào cho ban tổ chức cuộc thi. Thiếu tiền phát thưởng, chúng tôi đã phải muối mặt làm văn bản xin lỗi các tỉnh về dự thi” - vị lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh TP HCM nói thẳng.

Bị đánh giá là không giữ chữ tín, tham gia Hội Sinh vật cảnh TP HCM chỉ để phô trương thanh thế nên tại Đại hội đại biểu Hội Sinh vật cảnh TP HCM nhiệm kỳ 2015-2020 (tháng 9-2015) ông Chánh bị rút tên ra khỏi danh sách đề cử ban chấp hành. Chi hội Thạch Sơn Tùng và công ty của ông cũng bị xóa tên khỏi danh sách hội viên.

Ngày 11-3, phóng viên Báo Người Lao Động đã có mặt tại Rin Rin Park, một người quản lý Rin Rin Park cho biết công viên vẫn mở cửa đón khách bình thường từ 7 giờ đến 19 giờ mỗi ngày với giá vé 50.000 đồng/người lớn; trẻ em từ 1,4 m 20.000 đồng/vé; dưới 0,8 m được miễn phí.

Muốn kết nối văn hóa

Năm 2012, ông Ngô Chánh đổ hàng ngàn tỉ đồng vào việc đầu tư Rin Rin Park (một công viên theo phong cách Nhật Bản), rộng 20.000 m2). Bên trong công viên có một ao rộng, nuôi gần 400 con cá koi, có những con giá 3-4 tỉ đồng.

Đáng chú ý, hầu hết nguyên liệu để xây dựng công viên đều được nhập trực tiếp từ Nhật Bản. Đầu năm 2014, công viên bắt đầu hoạt động, rất đông du khách tìm đến.

Trong dịp khai trương Rin Rin Park vào năm 2014, tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Chánh nói: “Tôi đã mưu sinh ở Nhật Bản 15 năm nên muốn mang văn hóa Nhật Bản về Việt Nam để mọi người cảm nhận. Vì vậy, tôi quyết định xây công viên cá koi để mọi người dân đều có điều kiện chiêm ngưỡng, vui đùa cùng những con cá thân thiện”.

Trả lời câu hỏi vì sao lại đổ tiền để mua cá bạc tỉ, chở hàng chục tấn đá từ Nhật Bản về trong khi ở Việt Nam vẫn có, ông Chánh cho rằng đó là sở thích và ông muốn kết nối văn hóa Nhật Bản với văn hóa Việt Nam. Điều quan trọng là làm cho người khác tận hưởng.

Giám đốc một công ty sản xuất bao bì (xin giấu tên; đối tác với công ty của ông Chánh) cho biết: “Chúng tôi làm việc với ông Chánh gần 4 năm. Ông bắt mọi người trong công ty gọi ông là chú, con chứ không được gọi giám đốc. Ông nhớ từng tên và vị trí của từng nhân viên. Qua tiếp xúc nhận thấy rất nhiều người quý mến ông Chánh”.

Người lao động, 11/03/2016
Đăng ngày 12/03/2016
Nhóm Phóng viên
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 18:19 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 18:19 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 18:19 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 18:19 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 18:19 02/11/2024
Some text some message..