Đại gia thủy sản giao tài sản cho 7 ngân hàng xử lý

Từ Mỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam - Lâm Ngọc Khuân gửi thư về nước cáo bệnh và đồng ý giao tài sản để 7 ngân hàng đang có dư nợ tại doanh nghiệp này tiến hành tái cấu trúc.

công ty phương nam
Trụ sở và nhà xưởng của Công ty Phương Nam tại Sóc Trăng. Ảnh: Thiên Phước

Ông Lâm Ngọc Khuân cho rằng tình hình sức khỏe chưa ổn định nên bác sĩ ở Mỹ chưa đồng ý cho về Việt Nam để trực tiếp thỏa thuận với 5 ngân hàng có chi nhánh tại Sóc Trăng là Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngoại thương (Vietcombank), Công thương (Vietinbank) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Hai ngân hàng ngoài tỉnh Sóc Trăng cũng được ông Khuân gửi thư cáo bệnh là An Bình (ABBank) chi nhánh Bạc Liêu và Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tại Hậu Giang.

Theo Chủ tịch Khuân, ông rất muốn thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu Công ty Phương Nam. Vì vậy, khi nhận được các văn bản từ Việt Nam chuyển sang, ông sẽ thực hiện đầy đủ thủ tục xác nhận chữ ký tại cơ quan ngoại giao để ủy quyền bàn giao tài sản cho 7 ngân hàng tham gia tái cấu trúc Công ty Phương Nam.

“Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, tôi về Việt Nam để góp sức cùng ngân hàng điều hành hoạt động của công ty, phát huy thế mạnh mà tôi có được là kinh nghiệm quản lý, đánh giá thị trường và đặc biệt là quan hệ với khách hàng. Tôi thành thật xin lỗi quý ngân hàng về việc không trực tiếp giải quyết công việc trong giai đoạn ‘nước sôi lửa bỏng’ hiện nay”, ông Khuân viết.

Trao đổi với VnExpress.net ngày 22/9, ông Nguyễn Tấn Bửu, Giám đốc Agribank Sóc Trăng xác nhận chi nhánh này đang chủ trì việc tái cấu trúc Công ty Phương Nam. Tuy nhiên, ông Bửu không tiết lộ con số cụ thể về nợ nần tại công ty sắp được tái cơ cấu vì cho rằng \\\\\\\"đây là vấn đề tế nhị\\\\\\\".

Theo ông Bửu, tài sản bên trong khuôn viên Nhà máy chế biến thủy sản Phương Nam chủ yếu được thế chấp tại Agribank và LienVietPostBank. Hiện nay phía ngân hàng đang yêu cầu Công ty Phương Nam thống kê lại những khoản nợ bên ngoài nhà máy, nợ doanh nghiệp đối tác, thầu xây dựng... để có đầy đủ số liệu phục vụ cho đề án tái cấu trúc.

Về phần mình, Agribank dự kiến chuyển một phần vốn vay ngắn hạn (tối đa 6 tháng) sang trung hạn (5-7 năm) để phù hợp với giá trị tài sản đang thế chấp cho Agribank.

“LienVietPostBank dự kiến chuyển một phần nợ vay sang cổ phần (góp vốn) tại Công ty Phương Nam. VDB có hai phương án, đó là 50% nợ vay chuyển sang cổ phần, còn lại khoanh nợ 3 năm hoặc khoanh nợ 100% cho doanh nghiệp. Các ngân hàng còn lại, sau khi thanh lý tài sản ngoài khu vực nhà máy, Công ty Phương Nam còn nợ bao nhiêu sẽ chuyển thành vốn góp và chủ sở hữu cũ chỉ nắm giữ 5% cổ phần”, ông Bửu tiết lộ phương án dự kiến tái cơ cấu.

Cũng theo người đứng đầu Agribank chi nhánh Sóc Trăng, các chủ nợ của Công ty Phương Nam có thể an tâm về lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp vì chủ sở hữu mới sẽ nhận hết trách nhiệm trả những khoản nợ trước đây. Sau khi tái cơ cấu, Agribank cam kết bơm vốn cho vay Công ty Phương Nam để phục hồi sản xuất.

“Dự kiến đến hết tháng sau chúng tôi hoàn tất tái cấu trúc Công ty Phương Nam. Dù hoạt động cầm chừng nhưng 9 tháng đầu năm Công ty Phương Nam đã duy trì được trên 1.100 công nhân, doanh thu đạt 7 triệu USD”, ông Bửu cho biết thêm.

Phương Nam là doanh nghiệp quy mô lớn và là trường hợp thứ hai trong ngành thủy sản rơi vào cảnh nợ nần không thể tự tái cấu trúc được. Hồi tháng 3, Công ty thủy sản Bình An (Bianfishco) cũng gây xôn xao dư luận khi nữ chủ nhân Phạm Thị Diệu Hiền tổ chức đám cưới siêu sang cho con trong khi đang nợ hàng nghìn tỷ đồng. Bà Hiền sau đó sang Mỹ chữa bệnh, để lại công ty cho chồng chèo lái. Ngân hàng SHB của bầu Hiển đã đứng ra dàn xếp các khoản nợ của Bianfishco và trở thành cổ đông lớn nắm 50% vốn điều lệ công ty.

Vnexpress
Đăng ngày 24/09/2012
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 22:28 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 22:28 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 22:28 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 22:28 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 22:28 18/02/2025
Some text some message..